Low code là gì? Định hướng phát triển của Low code trong tương lai
nguồn: vietnix.vn
Low code là gì? Ưu và nhược điểm của low code là gì? Với nền tảng low-code, bạn cần không biết code vẫn có thể viết được phần mềm. Chúng sử dụng tự động hóa để hỗ trợ người dùng tạo ra các ứng dụng chỉ với vài thao tác đơn giản. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng nền tảng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và mức lương của lập trình viên. Để hiểu rõ về vấn để này, hãy cùng tìm hiểu về low-code là gì và liệu lập trình viên có dễ bị mất việc khi có low-code hay không trong bài viết sau đây.
Low-code là gì?
Theo Medix, low-code là một phương pháp phát triển ứng dụng thông qua giao diện trực quan, theo logic thông thường để phát triển và tạo ra ứng dụng nhanh chóng.
Với low-code, bạn có thể tự động và đồng bộ hóa từng bước trong quá trình phát triển của nhiều ứng dụng khác nhau. Low-code giúp phá vỡ các cấu trúc silo truyền thống của các bộ phận công nghệ thông tin, từ đó phát triển ứng dụng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể nhận được nhiều lợi ích từ low-code. Hiện nay, có hơn 300 nhà cung cấp low-code khác nhau. Dựa vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp có thể lựa chọn một nhà cung cấp nền tảng low-code phù hợp và đáng tin cậy để phát triển ứng dụng.
Ưu điểm và nhược điểm khi làm việc với low-code platform
Phát triển phần mềm với low-code đã thực sự làm đơn giản hóa công việc. Dưới đây là những ưu nhược điểm của low-code mà bạn cần nắm rõ:
Ưu điểm
- Low-code và no-code platform cho phép bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và phát triển sản phẩm mà không cần biết về code.
- Low-code giúp rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, tiết kiệm nguồn lực và tinh gọn quy trình làm việc.
- Low-code platform cho phép CEO và Product Manager thực hiện và kiểm thử ý tưởng một cách nhanh chóng, loại bỏ các bước trung gian. Tuy nhiên, low-code chỉ phù hợp cho việc thử nghiệm ý tưởng và xây dựng giải pháp hỗ trợ công ty. Ngoài ra vẫn cần đến sự tư vấn và hỗ trợ từ lập trình viên.
- Low-code hỗ trợ tích hợp với các nền tảng khác và quản lý về người dùng, cơ sở dữ liệu, giúp tiết kiệm thời gian cho lập trình viên.
Nhược điểm
- Low-code thiếu khả năng mở rộng (extensibility), bảo trì (maintainability), khả năng chịu tải (scalability) và làm việc trên cùng một code base (collaboration).
- Hạn chế trong việc xây dựng sản phẩm phức tạp từ đầu đến cuối, cần kết nối nhiều nền tảng với nhau nếu muốn xây dựng flow xử lý một cách hoàn chỉnh.
- Đòi hỏi các lập trình viên phải có kiến thức kỹ thuật để hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến low-code platform.
- Bị phụ thuộc vào một nền tảng cụ thể, khó chuyển đổi sang nền tảng khác và mất kiểm soát về hệ thống.
Lợi ích cho business owner mà low code đem lại là gì?
Low-code mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích sau đây:
1. Increased agility (Tăng độ nhanh nhạy)
Với low-code, việc sử dụng các component, model và flow công việc phức tạp đã được thiết kế sẵn. Điều này giúp việc triển khai sản phẩm nhanh chóng hơn và không đòi hỏi nhiều kiến thức lập trình. Đặc biệt chúng rất hữu ích khi mô hình kinh doanh thay đổi nhanh – điều đang xảy ra phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp sẽ có lợi thế khi sở hữu low-code để thay đổi linh hoạt theo xu hướng thị trường.
2. Reduced costs (Giảm giá thành)
Việc phát triển phần mềm từ trước đến nay không bao giờ rẻ. Sử dụng nền tảng low-code mang lại lợi thế về giá cả cạnh tranh. Bạn chỉ cần đầu tư công sức một lần ban đầu và sau đó có thể tái sử dụng nhiều lần. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiếu chi phí đến mức tối đa.
3. Faster time to market (Xuất hiện nhanh chóng)
Trong thời đại mà ý tưởng có thể được biến thành ứng dụng trên store chỉ trong chớp mắt, low-code giúp doanh nghiệp triển khai ý tưởng một cách nhanh chóng. Với việc giảm thời gian phát triển, doanh nghiệp có thể nhanh chóng có mặt trên thị trường, từ đó tạo ra ưu thế cạnh tranh so với đối thủ.
Tính năng của low-code
Sau khi đã hiểu rõ ưu nhược điểm và lợi ích của low-code, trong nội dung tiếp theo, hãy cùng khám phá các tính năng nổi bật của nền tảng này:
Visual Modeling Tools
Visual Modeling Tools là công cụ giúp thể hiện mô hình một cách trực quan. Các mô hình phổ biến đã được tạo sẵn và sắp xếp rõ ràng nên người dùng rất dễ hiểu. Người dùng Visual Modeling Tools không cần am hiểu về công nghệ. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể phổ cập công cụ này một cách đơn giản, nhanh chóng trong mọi bộ phận.
Out-of-the-Box Functionality
Out-of-the-Box (viết tắt là OOTB) là một tính năng được các công ty hàng đầu phát triển cho nền tảng low-code. Nó giúp người dùng có thể bỏ qua các bước thiết lập ban đầu khi bắt đầu sử dụng low-code.
Ví dụ: Nếu bạn đang phát triển một ứng dụng và cần sử dụng cơ sở dữ liệu (database), OOTB sẽ tự động xử lý phần đó cho bạn.
Drag-and-Drop Interface
Với tính năng Drag-and-Drop, các model, component có sẵn chỉ cần được kéo thả vào đúng vị trí là có thể hoạt động ngay.
Security (Bảo mật)
Đây là tính năng cực kỳ quan trọng trong low-code. Bởi sau khi lập trình xong, dù bạn kiểm tra nhiều lần nhưng vẫn có thể gặp lỗi bảo mật. Ngoài ra, ứng dụng cũng có thể bị tấn công liên tục bởi hacker. Chính vì vậy, với việc sở hữu tính năng bảo mật, low-code đã được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay.
Scalability (Mở rộng)
Tính năng mở rộng thường là một điểm so sánh giữa low-code và việc lập trình truyền thống. Hiện tại, low-code vẫn chưa đạt đến mức độ phức tạp về mặt kiến trúc như cách phát triển phần mềm truyền thống. Tuy nhiên, không thể đoán trước được tương lại. Có thể low-code sẽ vượt lên vào một ngày không xa.
Những nền tảng phát triển low-code hàng đầu theo Gartner Magic Quadrant
Theo bảng Low-code Magic Quadrant (8/2022) của Gartner, có 12 nhà cung cấp nền tảng phát triển low-code được đánh giá rất tiềm năng trên thị trường. Bảng xếp hạng “Magic Quadrant” này được tạo ra bằng cách đo lường và đánh giá các ưu nhược điểm nhằm giúp người đọc hiểu rõ hiệu quả của từng nhà cung cấp. Bảng xếp hạng sắp xếp các nền tảng low-code vào 4 loại là: Leaders, Challengers, Niche Players và Visionaries.
Hãy cùng tìm hiểu danh sách các nhà cung cấp theo từng danh mục cũng như thị trường phù hợp cho từng nhà cung cấp dưới đây:
Mendix
Mendix là một nền tảng phát triển ứng dụng low-code hàng đầu, cung cấp giải pháp toàn diện cho việc xây dựng các ứng dụng doanh nghiệp đa trải nghiệm trên quy mô lớn. Với Mendix, doanh nghiệp có thể nhanh chóng phát triển ứng dụng từ việc lên ý tưởng đến triển khai và vận hành. Đồng thời tạo điều kiện cho sự cộng tác trong từng bước. Ngay cả những nhà phát triển không nhiều kinh nghiệm vẫn có thể tạo ra các ứng dụng đa trải nghiệm mà không cần viết code, nhờ đó đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp.
Mendix hỗ trợ các phương pháp Agile và DevOps, thậm chí còn mở rộng hơn bằng cách đưa các bên liên quan kinh doanh vào quá trình phát triển thực tế của ứng dụng. Mendix cung cấp công cụ no-code và low-code trên một nền tảng tích hợp đầy đủ:
- No-code: Mendix cung cấp một studio được thiết kế riêng cho các chuyên gia kinh doanh, giúp họ tạo mô hình ứng dụng trực quan dựa trên web.
- Low-code: Mendix cung cấp một studio cho các nhà phát triển chuyên nghiệp để tạo mô hình ứng dụng trực quan trên máy tính bàn. Công cụ này có thể tích hợp với IDE mã hóa để mở rộng khả năng phát triển.
Sự kết hợp giữa no-code và low-code cho phép các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh (nhà phân tích và nhà phát triển công dân) làm việc cùng với những nhà phát triển chuyên nghiệp, từ đó đạt được mức độ liên kết cao hơn và tăng tốc quá trình phân phối. Không chỉ thế, các công cụ tự động hóa và kiến trúc cloud-native của Mendix hỗ trợ triển khai, quản lý cũng như giám sát các ứng dụng doanh nghiệp có tính khả dụng cao.
OutSystems
OutSystems là một trong các Leaders trong bảng xếp hạng Magic Quadrant. Với OutSystems, người dùng có thể dễ dàng phát triển các ứng dụng đa nền tảng và tích hợp các ứng dụng trò chuyện, AR/VR.
Salesforce
Salesforce là nền tảng low-code được phân loại là Leaders. Nền tảng này bao gồm các công cụ hữu ích như Heroku, Salesforce Mobile SDK, Einstein Voice, Mobile Publisher và Einstein Bot Builder. Đây là một nền tảng linh hoạt, phù hợp cho cả người dùng không có kỹ năng lập trình và cung cấp SDKs phức tạp cho những lập trình viên chuyên nghiệp.
Salesforce được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và thu hút đa dạng khách hàng. Salesforce đã phát triển cơ sở hạ tầng đám mây mới – Hyperforce và nó nhanh chóng trở thành nền tảng cho Customer 360 Platform cũng như các sản phẩm khác của Salesforce.
Cụ thể, Hyperforce hỗ trợ các nhà cung cấp đám mây công cộng bằng kiến trúc cloud-native, hỗ trợ phát triển ứng dụng đa trải nghiệm với khả năng bảo mật, hiệu suất và quy mô lớn. Dự kiến vào năm 2022, Hyperforce sẽ được triển khai ở nhiều quốc gia khác nhau.
ServiceNow
ServiceNow được phân loại vào các nền tảng low-code Leaders trong Magic Quadrant. Với công nghệ như UI Builder, Mobile Studio, IoT Bridge và Virtual Agent Designer, ServiceNow cho phép xây dựng và triển khai các ứng dụng web, di động và trò chuyện.
Vào năm 2020, ServiceNow có hơn 13.000 nhân viên và nhiều trung tâm dữ liệu kiểm soát trên năm châu lục. Khách hàng chủ yếu của ServiceNow là các doanh nghiệp vừa và lớn thuộc lĩnh vực chính phủ, bán lẻ, ngân hàng, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Gói dịch vụ của ServiceNow bao gồm hỗ trợ phát triển ứng dụng AR và cải thiện trải nghiệm trên các ứng dụng trò chuyện được tích hợp giọng nói.
Microsoft PowerApps
Trong Magic Quadrant, Microsoft PowerApps là một Leader giúp bạn tạo ứng dụng di động chạy trên iOS, Android, Windows và trình duyệt web. So với các nhà cung cấp truyền thống như Appian, Mendix và thậm chí Salesforce thì PowerApps là cái tên mới trong ngành này. Nhưng nó đã để lại ấn tượng mạnh với khả năng xây dựng các ứng dụng dành cho doanh nghiệp mà không cần viết code, cung cấp đầy đủ tính năng mà người dùng và lập trình viên chuyên nghiệp mong muốn.
Tương lai của low-code
Gartner – công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu về CNTT và các ngành khác dự đoán rằng đến năm 2024, 65% phần mềm sẽ được phát triển trên nền tảng low-code. Low-code chính là xu hướng tương lại, nó sẽ không chỉ ngày càng được cải thiện, phát triển mà còn trở nên quan trọng hơn trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Khi đó, người dùng có thể chỉ viết hoặc nói về các tính năng mong muốn và công cụ sẽ tự động phát triển phần mềm. Công việc của nhà phát triển chỉ còn là nghĩ ra ý tưởng và lập trình viên chỉ cần hướng dẫn cho trí tuệ nhân tạo (AI) code các tính năng. Ngay ở hiện nay, Open AI là một công cụ có khả năng như vậy.
Trong tương lại, khi nền tảng low-code trở nên phổ biến hơn, ngành công nghệ sẽ tạo ra một nhóm nghề mới gọi là Low-code Engineer. Họ sẽ có những kỹ năng riêng biệt như hiểu được cách kết nối các block low-code, hiểu được hoạt động của nền tảng low-code và giải quyết những vấn đề liên quan.
Tóm lại, với sự xuất hiện của low-code, lĩnh vực phát triển phần mềm sẽ mở rộng hơn. Tất cả mọi người, kể cả chuyên gia hay người không chuyên về công nghệ đều có cơ hội tham gia.
Câu hỏi thường gặp
Citizen Developer là gì?
“Citizen developer” (Lập trình viên nhân dân) là những người trong doanh nghiệp, bao gồm lãnh đạo và nhân viên, có khả năng tự xây dựng ứng dụng công nghệ cho bản thân hoặc người khác bằng cách sử dụng các công cụ của bộ phận công nghệ thông tin nội bộ mà không cần kiến thức lập trình (no-code) hoặc chỉ cần kiến thức cơ bản (low-code).
Lợi ích của Citizen Development
Lời kết
Hy vọng bài viết này trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin liên quan đến đến low code và giải đáp được thắc mắc low code là gì và liệu lập trình viên dễ bị mất việc khi có low code không. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích và cần thiết với những người khác, hãy chia sẻ bài viết này ngay nhé.
- Credit Default Swap - Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụng
- Những ảnh hưởng của AI đến ngành marketing trong tương lai - thách thức và cơ hội.
- Giới thiệu một số vật liệu kiến trúc theo hướng bền vững trong tương lai
- Cách GHI – ĐỌC dữ liệu từ tệp tin trong ngôn ngữ Java
- Tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán (Phần 2)