Cấu trúc và yêu cầu trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp


Cấu trúc và yêu cầu trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp

 

Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo đại học, giúp sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào công việc chuyên môn cụ thể. Đây không chỉ là cơ hội để sinh viên trải nghiệm công việc thực tiễn, mà còn giúp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần làm việc chuyên nghiệp và khả năng thích nghi với yêu cầu thực tế của ngành nghề.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp là sản phẩm tổng kết quá trình học hỏi và trải nghiệm tại đơn vị thực tập. Báo cáo không chỉ phản ánh những nội dung công việc mà sinh viên đã thực hiện, mà còn thể hiện khả năng phân tích, đánh giá và vận dụng kiến thức vào thực tế. Qua đó, sinh viên có điều kiện nhìn nhận lại quá trình thực tập, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất những kiến nghị mang tính xây dựng cho đơn vị thực tập cũng như cho chương trình đào tạo.

Với mục tiêu đó, báo cáo này được thực hiện nhằm trình bày đầy đủ quá trình thực tập, nội dung công việc đảm nhận, kết quả đạt được cùng những nhận xét và đánh giá mang tính cá nhân. Kính mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và đơn vị thực tập để báo cáo được hoàn thiện hơn.

I. Quy định hình thức trình bày

Một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp (cá nhân hoặc nhóm) cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Khổ giấy: A4, in một mặt.

  • Độ dài: Tối thiểu 20 trang, tối đa 70 trang (không tính phụ lục).

  • Kiểu chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng 1.3.

  • Canh lề:

    • Trái: 3.5 cm

    • Phải, Trên, Dưới: 2.0 cm

  • Đánh số trang: Bắt đầu từ sau phần Mục lục.

  • Không sử dụng thanh tiêu đề.

  • Hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ: Đánh số thứ tự và đặt tên ngay phía trên.

II. Thứ tự trình bày báo cáo

Bìa báo cáo có thể dùng bìa cứng hoặc giấy pelure, khổ A4. Báo cáo phải trình bày đầy đủ các phần sau theo thứ tự:

  1. Tên cơ quan/đơn vị, trường, khoa.

  2. Tên đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp.

  3. Chuyên ngành.

  4. Tên và địa chỉ nơi thực tập.

  5. Họ tên, học hàm/học vị cán bộ hướng dẫn thực tế.

  6. Họ tên, học hàm/học vị giảng viên phụ trách.

  7. Họ tên, mã số sinh viên.

  8. Địa điểm và thời gian thực hiện báo cáo.

  9. Lời cảm ơn.

  10. Nhận xét của cán bộ hướng dẫn thực tế.

  11. Nhận xét của người hướng dẫn.

  12. Mục lụcDanh mục bảng biểu, hình ảnh, ký hiệu, viết tắt.

  13. Từ điển thuật ngữ (nếu cần).


III. Cấu trúc nội dung báo cáo

Thông thường, nội dung báo cáo thực tập bao gồm 4 chương chính và phần Kết luận – Kiến nghị.

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập

  • Tên và địa chỉ cơ quan.

  • Lịch sử hình thành và phát triển.

  • Sơ đồ tổ chức.

  • Chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, năng lực sản xuất/kinh doanh.

Lưu ý: Trình bày cô đọng, rõ ràng, không quá 2 trang.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

  • Tóm lược lý thuyết, mô hình, quy trình chuyên môn đã học.

  • Áp dụng các kiến thức lý thuyết phù hợp với nội dung công việc thực tập.

Cần trình bày logic, có hệ thống, tùy theo từng chuyên ngành.


Chương 3: Nội dung công việc thực tập

Phần quan trọng nhất của báo cáo, gồm:

  • Mô tả chi tiết công việc đã thực hiện.

  • Phương pháp làm việc, quy trình thực hiện.

  • Kết quả đạt được từ hoạt động thực tế.

  • Phân tích, xử lý số liệu từ khảo sát hoặc thu thập.

Nên trình bày từ 10 trang trở lên, phân tích càng sâu càng tốt.


Chương 4: Đánh giá và kết quả thực tập

  • Những điểm phù hợp và chưa phù hợp giữa đào tạo và thực tế.

  • Nhận xét về chương trình đào tạo.

  • Kiến nghị cải tiến nội dung giảng dạy, phương pháp học tập.

Giúp đánh giá khả năng phản biện và tư duy thực tế của sinh viên.


Kết luận và Kiến nghị (không đánh số chương)

Phần Kết luận:

  • Tóm tắt quá trình thực tập, các nội dung đã áp dụng.

  • Nhận xét về những điểm mạnh, hạn chế khi thực tập.

Phần Kiến nghị:

  • Đề xuất đối với cơ sở thực tập hoặc chương trình đào tạo.

  • Nêu rõ những gì sinh viên học được và nguyện vọng cá nhân sau kỳ thực tập.

Trình bày súc tích, tối đa 2 trang.


Tài liệu tham khảo & Phụ lục

  • Tài liệu tham khảo: Ghi rõ tất cả sách, báo, luận văn, website... được sử dụng, trích dẫn theo chuẩn APA.

  • Phụ lục: Gồm hình ảnh, bảng biểu, biểu mẫu, khảo sát... không đưa vào nội dung chính.

Ghi chú: Trích dẫn sai hoặc sao chép không ghi nguồn có thể khiến báo cáo bị loại.


Lưu ý cuối cùng

Dù thuộc chuyên ngành nào, sinh viên cần tuân thủ cấu trúc chung này. Nội dung bên trong có thể linh hoạt tùy vào đề tài, nhưng hình thức và trình tự bắt buộc phải theo đúng quy định.