Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các phương thức phổ biến tấn công vào thị trường quốc tế


Trong hoạt động đầu tư và mở rộng ra thị trường quốc tế hoặc lĩnh vực kinh doanh mới, các công ty thường lựa chọn hình thức thành lập công ty con sở hữu 100% để đảm bảo quyền kiểm soát toàn diện và tối đa hóa lợi ích. Có hai phương thức phổ biến để thực hiện điều này: mua lại một công ty hiện có (acquisition) và mở một công ty mới từ đầu (greenfield investment). Mỗi hình thức đều có những ưu điểm, hạn chế và phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau.

1. Mua lại (Acquisition)

Mua lại là hình thức doanh nghiệp tiến hành thâu tóm một công ty đã tồn tại, từ đó biến công ty đó trở thành công ty con sở hữu 100%.

Ví dụ: m 2005, Lenovo - tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc – đã chi 1,75 tỷ USD để mua lại bộ phận sản xuất máy tính cá nhân (PC Division) của IBM, bao gồm dòng sản phẩm nổi tiếng ThinkPad.

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng tiếp cận thị trường: Doanh nghiệp có thể tận dụng hạ tầng, nhân sự, khách hàng và mạng lưới phân phối sẵn có của công ty được mua.
  • Giảm rủi ro thị trường: Vì công ty mục tiêu đã hoạt động nên đã có hiểu biết thị trường, giấy phép và mối quan hệ cần thiết.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao: Việc mua lại có thể tốn kém do phải trả giá cho thương hiệu, tài sản và cả uy tín.

  • Khó khăn trong hội nhập văn hóa: Xung đột văn hóa doanh nghiệp, mô hình quản lý và tư duy vận hành có thể cản trở quá trình hợp nhất và điều hành hiệu quả.

Mặc dù mua lại là một hình thức thâm nhập thị trường được ưa thích bởi nhiều doanh nghiệp bởi nhiều ưu điểm của nó, tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều thương vụ M&A thất bại trong hoạt động này. Năm 1998, tập đoàn ô tô Đức Daimler-Benz AG (hãng mẹ của Mercedes-Benz) công bố sáp nhập với hãng xe Mỹ Chrysler Corporation, hình thành nên tập đoàn DaimlerChrysler AG trong một thương vụ trị giá 36 tỷ USD. Tuy nhiên, do những khó khăn trong xung đột văn hóa doanh nghiệp (Đức - Mỹ), thiếu đồng bộ tính chiến lược và suy giảm tài chính nghiêm trọng, năm 2007, Daimler buộc phải bán 80,1% cổ phần của Chrysler cho Cerberus Capital Management – một công ty đầu tư tư nhân – với mức giá chỉ còn 7,4 tỷ USD, chịu lỗ nặng so với khoản đầu tư ban đầu.

2. Mở công ty mới (Greenfield Investment)

Mở công ty mới là việc doanh nghiệp thành lập từ đầu một pháp nhân mới tại thị trường mục tiêu, toàn quyền kiểm soát mọi khía cạnh từ cơ sở vật chất, nhân sự, đến hệ thống vận hành.

Ví dụ: Samsung Electronics đã đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh để sản xuất điện thoại, thành lập các công ty con 100% vốn Hàn Quốc tại Việt Nam.

Ưu điểm:

  • Toàn quyền kiểm soát và thiết kế hệ thống: Doanh nghiệp có thể xây dựng công ty đúng theo tiêu chuẩn toàn cầu, dễ kiểm soát chất lượng, quản lý rủi ro.

  • Đồng bộ văn hóa và chiến lược: Do không kế thừa từ đơn vị cũ, công ty mới dễ dàng áp dụng văn hóa và chính sách của công ty mẹ.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn và mất nhiều thời gian: Từ việc xin giấy phép, xây dựng cơ sở vật chất đến tuyển dụng và đào tạo nhân lực đều tốn kém và mất thời gian.

  • Rủi ro thị trường cao hơn: Vì chưa có sẵn khách hàng và mối quan hệ địa phương, công ty mới dễ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu.

  •