9 ý tưởng cho thành phố sáng tạo
Các thành phố hiện đại đang thay đổi, chuyển đổi và thích ứng với nhu cầu hiện tại của người dân nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận tốt hơn cũng như đáp ứng dịch vụ chất lượng tốt hơn. Sự chuyển đổi của thành phố phải được xác định bằng sự sáng tạo vì đây là cách duy nhất để nắm giữ những bộ óc thông minh, đồng thời hấp dẫn du khách, nhà đầu tư và người dân.
1. Những trung tâm sáng tạo (Creative Hubs)
“Hub” là một không gian làm việc chung tập hợp một cộng đồng các chuyên gia độc lập. Ngoài việc chia sẻ không gian, các chuyên gia còn có thể làm việc cùng nhau trong các dự án và ý tưởng. “Hub” cũng là nơi tổ chức các sự kiện thú vị khác nhau. Vì vậy, “Hub” trở thành nơi quan trọng để các ý tưởng xuất hiện và thực hiện trong thành phố. Một ví dụ thành công ở Châu Âu là Trung tâm Creative Poligon từ Slovenia. Poligon được thiết kế cho cả người dùng toàn thời gian và bán thời gian và có 60 bàn làm việc linh hoạt, 7 văn phòng, phòng hội thảo, dịch vụ chụp ảnh, quán bar, chợ, hiệu sách và không gian tổ chức sự kiện.
2. Thiết kế đô thị đặc biệt mà mọi người đều có thể đóng góp (Special Urban Design, to which everyone can contribute)
Một thành phố đặc biệt không chỉ bởi vẻ đẹp của nó, mà bởi vì những điều tốt đẹp, hữu ích mà nó mang lại. Nhà thiết kế người Moldova Mihail Stamati, người đã khởi xướng nhiều dự án khác nhau, cho biết: “Một thị trấn xinh đẹp không phải là nơi mà mọi người có thể xây dựng bất cứ thứ gì họ muốn trước ngôi nhà của họ, mà là nơi mọi thứ được tạo ra với sự trợ giúp của các tổ chức chuyên môn, được đào tạo phù hợp và có gu thẩm mỹ”. Các dự án phải luôn nhắm đến mục tiêu phát triển không gian công cộng, chẳng hạn những chiếc ghế dài trong công viên, những chiếc ghế dài ở quảng trường hay các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trước Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia. Để có một thiết kế đặc biệt cho thành phố nơi chúng ta đang sống, mọi người đều có thể đóng góp ý tưởng cho các dự án, với sự cộng tác của chính quyền, có thể hiện thực hóa thành các đồ vật, không gian được người dân trong thành phố sử dụng một cách hiệu quả.
3. Các lễ hội (Festivals)
Lễ hội là những sự kiện rất phổ biến, tùy theo chủ đề, có thể thu hút một lượng lớn khán giả và điều quan trọng nhất là lễ hội có sự tham gia của nhiều khách du lịch bên cạnh người dân địa phương. Một số ví dụ lễ hội: lễ hội âm nhạc, lễ hội pháo hoa, lễ hội ẩm thực, lễ hội giáo dục (ngày hội sinh viên quốc tế, tuần lễ sinh viên quốc tế…), marathon – mặc dù không phải là lễ hội nhưng các cuộc chạy marathon được tổ chức ở các thành phố khác nhau rất phổ biến và được mọi người từ khắp nơi trên thế giới tham dự.
4. Những quán cà phê “khác biệt” (“Different” Cafés)
Quán cà phê không chỉ là nơi mọi người đến để thưởng thức cà phê. Cuộc thi buộc các doanh nhân trong khu vực phải kích thích sự sáng tạo của họ và mở những quán cà phê nguyên bản, bên cạnh những dịch vụ cơ bản, còn cung cấp nhiều thứ hơn và mang đến cho du khách nhiều lý do hơn để chọn một quán cà phê nào đó thay vì một quán cà phê khác. Những quán cà phê “khác biệt” làm cho hình ảnh thành phố trở nên sáng tạo.
5. Quảng bá biểu tượng của thành phố (Popularizing a symbol of the city)
Một thành phố sáng tạo phải được xác định bằng một biểu tượng, cho dù đó là một bức tượng nổi tiếng hay một loại món ăn, một môn thể thao địa phương hay một hoạt động cụ thể.
6. Định nghĩa khu phố cổ của thành phố (Defining the old town of a city)
Mỗi thành phố đều có một khu phố cổ. Trong quan điểm của mọi người, thậm chí còn có một hình ảnh rập khuôn về diện mạo của khu vực này: lối đi dành cho người đi bộ, các tòa nhà cũ và quán cà phê trên đường phố. Bên cạnh đó, một khu phố cổ phải có đặc điểm là cơ sở hạ tầng hiện đại và các tòa nhà được trùng tu, bảo tồn. Những khu vực này rất quan trọng vì chúng được khách du lịch ghé thăm đầu tiên.
7. Phổ biến xe đạp (Popularizing the bicycles)
Hoạt động này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau: chỗ đỗ xe, làn đường, cơ sở hạ tầng, văn hóa và giáo dục người tham gia giao thông. Việc phổ biến loại phương tiện giao thông này có rất nhiều lợi ích làm tăng mức độ sáng tạo của đô thị:
- nhiều xe đạp hơn có nghĩa là ít ô tô hơn, lối đi dành cho người đi bộ sẽ nhiều hơn;
- xe đạp có thể được sử dụng cho mục đích du lịch trong các chuyến tham quan quanh thành phố;
- xe đạp có thể là chủ đề của các sự kiện, lễ hội, hội chợ khác nhau, v.v.
- một thành phố trong đó mọi người sử dụng xe đạp sẽ thân thiện với khách du lịch vì nó mang lại cơ hội khám phá thành phố một cách gần gũi hơn”;
- điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại hình kinh doanh khác nhau trong khu vực: cho thuê xe đạp, bán xe đạp và sửa chữa xe đạp.
8. Không gian “gặp nhau” dành cho tất cả mọi người (“Get-together” spaces accessible for everyone)
Bên cạnh các không gian tập trung các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau, một thành phố sáng tạo cần có không gian mở để gặp gỡ. Mọi người nên có động lực ra ngoài càng nhiều thời gian càng tốt vì bằng cách này họ có thể được thông báo về mọi điều tốt hay xấu xảy ra trong thị trấn của họ. Ở đây có thể bao gồm các công viên không nhất thiết phải duy trì hình thức cổ điển nhưng chúng có thể được tái tạo lại tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của cộng đồng.
9. Sử dụng nghệ thuật đường phố (Using street art)
Nhà thiết kế Mihail Stamati cho biết trong một sự kiện rằng nghệ thuật phải có sẵn cho tất cả mọi người, do đó nó nên được đưa ra đường phố. Chúng ta không chỉ nói về graffiti và các loại tranh tường khác mà còn đề cập về các triển lãm đô thị. Ví dụ, có một cuộc triển lãm các tác phẩm điêu khắc bằng sắt rỉ ở ngoại ô Chisinau. Nó có nguy cơ biến mất vì không được khám phá. Cuộc triển lãm trưng bày một loạt tác phẩm điêu khắc nhằm mục đích mô phỏng một số tình huống điển hình của hệ thống Xô Viết và giá trị nghệ thuật của nó là không thể phủ nhận.