Công nghệ thi công Top-down trong Xây Dựng: Ưu và Nhược điểm
Một ví dụ về công nghệ thi công Top-Down
Ưu điểm:
1. Có thể hoàn thành kết cấu phần trên ngay cả trước khi hoàn thành công trình và các công trình trên mặt đất có thể được thực hiện đồng thời với các công trình bên dưới mặt đất. Điều này làm giảm đáng kể thời gian xây dựng.
2. Tường vây bằng bê tông tiết kiệm chi phí hơn khi chúng có thể đồng thời hoạt động như hệ thống ngăn nước ngầm và giữ đất tạm thời trong giai đoạn đào đất của dự án và sau đó là tường ngầm cố định có khả năng chịu tải cho kết cấu hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng.
3. Xây dựng kết cấu sàn dễ dàng hơn và tiết kiệm hơn vì nó có thể được đúc trên nền đã chuẩn bị sẵn thay vì sử dụng ván khuôn đáy.
4. Kết cấu sàn đóng vai trò như hệ giằng bên trong để hỗ trợ việc đào, do đó làm giảm số lượng hệ thống giằng chống cần thiết.
5. Hoạt động hầu như không có rung động giúp giảm thiểu khả năng chuyển động của mặt đất và độ lún bất lợi do nó gây ra.
6. Cần ít khoảng rộng về không gian hơn cho khu vực xây dựng. Giảm ô nhiễm môi trường liên quan đến công việc đào đất trước khi xây dựng.
7. Loại bỏ sự cần thiết phải gia cường các cấu trúc liền kề.
Thông Top Down cho công trình nhiều tầng ngầm
Nhược điểm:
1. Không thể lắp đặt lớp chống thấm bên ngoài bên ngoài bức tường.
2. Khả năng bị rò rỉ nước ở các mối nối.
3. Các kết nối phức tạp hơn cho mái, sàn và bản đáy.
4. Đường vào hố đào bị hạn chế và không gian thi công bản đáy bị hạn chế.
5. Có thiết kế phức tạp.
- Credit Default Swap - Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụng
- Những ảnh hưởng của AI đến ngành marketing trong tương lai - thách thức và cơ hội.
- Giới thiệu một số vật liệu kiến trúc theo hướng bền vững trong tương lai
- Cách GHI – ĐỌC dữ liệu từ tệp tin trong ngôn ngữ Java
- Tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán (Phần 2)