DeFi và CeFi là gì?
- Tài chính phi tập trung và tập trung
Tài chính tập trung (CeFi) là cấu trúc thị trường truyền thống, nơi các thực thể tập trung kiểm soát việc tiếp cận và di chuyển của các quỹ. Các quá trình giao dịch bị chi phối bởi các thực thể tập trung (công ty, chính phủ, tổ chức), họ xác định và kiểm soát hệ thống. Tại không gian CeFi, các thực thể này có quyền kiểm soát cao nhất và chọn ra người mà họ muốn làm việc cùng.
Ở CeFi, các công ty tập trung đóng vai trò trung gian cho phép kiểm soát đáng kể tiền của người dùng. Ngân hàng chính là một ví dụ hoàn hảo.
Tài chính phi tập trung, hay DeFi, là một lĩnh vực gồm các giao thức và tài sản dựa trên blockchain. DeFi là một hệ sinh thái gồm các ứng dụng phi tập trung (dApp) cung cấp nhiều dịch vụ tài chính ngang hàng khác nhau, từ giao dịch đến cho vay và đi vay.
Điều khiến các ứng dụng này khác biệt với các dịch vụ tập trung là chúng chạy gần như hoàn toàn tự chủ và không cần bất kỳ loại trung gian tài chính nào. Trong DeFi, không có cơ quan trung ương nào kiểm soát và điều phối các vấn đề hoặc kiểm soát quyền truy cập vào các quỹ. Đồng thời, người dùng cũng có thể kiểm soát tiền của họ vì các giao dịch DeFi diễn ra trên blockchain nên DeFi luôn minh bạch.
- Ưu điểm của DeFi
Các dịch vụ DeFi đem đến một số lợi thế chính so với các ứng dụng truyền thống của bên thứ ba, bao gồm thực tế là chúng:
- Tự động: Người dùng có thể được tiếp cận các dịch vụ DeFi 24/7 và không còn phải qua các quy trình phê duyệt dài dòng của các tổ chức tài chính truyền thống.
- Dân chủ: Người dùng có thể tham gia vào quy trình quản trị các dịch vụ này (có thể bao gồm khả năng biểu quyết về những thay đổi đối với tỷ giá).
- Không cần cấp phép: Người dùng không thể bị từ chối quyền truy cập vào các dịch vụ DeFi một cách tùy tiện hoặc do quy định bất công.
- Không phải đặt niềm tin vào bất kỳ ai: Người dùng không cần phải đặt niềm tin vào các tổ chức tập trung hoặc bất kỳ cá nhân nào khi sử dụng các ứng dụng phi tập trung.
- Nhược điểm của DeFi
Tài chính phi tập trung (DeFi) đã trở nên phổ biến đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đi kèm với đó là một số nhược điểm và rủi ro.
- Rủi ro bảo mật: Nền tảng DeFi dựa vào hợp đồng thông minh để tự động hóa các giao dịch tài chính. Mặc dù các hợp đồng thông minh này được thiết kế chú trọng vào bảo mật, nhưng cũng không tránh khỏi các lỗ hổng và lỗi. Các hành vi vi phạm bảo mật, xâm nhập và khai thác đã xảy ra trong không gian DeFi, dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể cho người dùng.
- Rào cản và sự phức tạp và kỹ thuật: Nền tảng DeFi thường yêu cầu người dùng phải có trình độ kiến thức kỹ thuật nhất định và quen thuộc với công nghệ blockchain. Thiết lập ví, tương tác với hợp đồng thông minh và quản lý khóa riêng có thể là thách thức đối với những cá nhân không rành về các khái niệm này.
- Biến động và rủi ro về giá: Token và tài sản DeFi thường có mức biến động giá cực cao. Nhiều dự án DeFi phát hành token của riêng họ, có thể gặp biến động giá nhanh chóng do các yếu tố như giao dịch đầu cơ, mất cân bằng thanh khoản và tâm lý thị trường.
Lê Vũ