Domain Controller là gì? Chức năng của Domain Controller


nguồn: https://vietnix.vn/

Domain Controller là gì?

Domain controller là một hệ thống máy chủ đặc biệt được sử dụng để quản lý và kiểm soát mạng và trang web của một doanh nghiệp. Vai trò chính của domain controller là đảm bảo an toàn và quản lý các khía cạnh quan trọng như xác thực người dùng và ủy quyền truy cập. Hoạt động như một “người quản lý” cho mạng, giúp đảm bảo rằng mọi người chỉ có quyền truy cập vào những phần mà họ được ủy quyền và bảo vệ tính bảo mật của dữ liệu.

Trên các website doanh nghiệp, domain controller đang trở nên phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết. Có nhiều loại máy chủ khác nhau mà bạn có thể sử dụng, như domain controller trên Windows Server 2012, Windows Server 2016, Windows Server 2019 và nhiều loại khác nữa. Đây là những công cụ quan trọng giúp quản lý và kiểm soát mạng của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và quyền truy cập cho người dùng.

Domain Controller là gì?
Domain Controller là gì?

Nếu bạn lo ngại về vấn đề bảo mật cho website, có thể tham khảo nội dung sau:

Xem thêmCác phương pháp bảo mật website hiệu quả

Phân loại Domain Controller cơ bản hiện nay

Phần tiếp theo trong bài viết là phân loại controller, giúp người dùng tránh nhầm lẫn các loại domain controller với nhau. Domain controller được phân thành 2 loại chính – PDC và BDC:

Phân loại Domain Controller
Phân loại Domain Controller

Primary Domain Controller – PDC:

PDC là viết tắt của Primary Domain Controller. Đây chính là một loại domain controller. Primary Domain Controller có nhiệm vụ quan trọng, đó là lưu trữ và đảm bảo tính bảo mật của các tài nguyên, thông tin, hình ảnh và dữ liệu quan trọng. Đây có thể được coi là một máy chủ Windows Server được sử dụng bởi cá nhân, công ty hoặc tổ chức doanh nghiệp để quản lý và bảo vệ thông tin quan trọng của họ.

Backup Domain Controller – BDC:

BCD là viết tắt của Backup Domain Controller, đây là một hệ thống phổ biến khác liên quan đến domain controller. Backup Domain Controller có vai trò quan trọng trong việc cân bằng công việc và đảm bảo tính ổn định khi có vấn đề xảy ra.

Trong quá trình hoạt động, Backup Domain Controller thường hợp tác với Primary Domain Controller (PDC) để tự động sao chép dữ liệu một cách đều đặn và hiệu quả nhất. Điều này giúp đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng không bị mất và mạng của tổ chức hoạt động một cách trơn tru khi có sự cố xảy ra.

Ưu nhược điểm của Domain Controller là gì?

Domain controller có nhiều chức năng, nhưng cũng đi kèm với một số ưu điểm và hạn chế cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Bảo mật dữ liệu người dùng tốt hơn.
  • Cải thiện tính bảo mật thông qua tính năng tự động khóa.
  • Quản lý người dùng tập trung và chính xác hơn.
  • Dễ dàng và nhanh chóng chia sẻ tài nguyên cho tệp và máy in.
  • Cấu hình liên kết dự phòng (FSMO) cho khả năng phân phối và mở rộng hệ thống lớn hơn.

Nhược điểm

  • Yêu cầu phần cứng và phần mềm cụ thể.
  • Tính năng này là mục tiêu của các cuộc tấn công, do đó đòi hỏi bảo mật cao.
  • Để đảm bảo ổn định và bảo mật, người quản trị cần duy trì cẩn thận người dùng và hệ điều hành.
  • Tính sẵn sàng (uptime) của hệ thống mạng phụ thuộc vào khả năng duy trì.

Chức năng của Domain Controller là gì?

Domain controller là một phần quan trọng trong quá trình quản lý các website của tổ chức và doanh nghiệp. 2 chức năng chính của domain controller hiện đang được sử dụng phổ biến nhất đó là Global Catalog Servers và Operations Masters. 

Chức năng của Domain Controller
Chức năng của Domain Controller

Đối với Operations Masters

Domain controller đối với Operations Masters sẽ có nhiệm vụ loại bỏ nguy cơ xung đột của các entry tại cơ sở dữ liệu Active Directory. Từ đó, có thể đảm bảo tính nhất quán cho hệ thống domain controller in active directory.

Đối với Global Catalog Servers

Thực tế, từng Domain Controller sẽ được lưu trữ các đối tượng cho domain mà nó đã được cài đặt mặc định. Tuy nhiên, nó sẽ có chức năng là làm máy chủ danh mục chung, Global Catalog Servers giúp lưu trữ tất cả các đối tượng từ domain ở trong forest.

Trường hợp, đối tượng không có trong domain mà máy chủ của danh mục chung có thẩm quyền như Domain Controller mà nằm trong nhóm thuộc tính thì sẽ được lưu trữ tại bản sao một phần của domain.
Trong một máy chủ danh mục chung, việc lưu trữ bao gồm sao lưu toàn bộ dữ liệu, bao gồm cả các đối tượng và thuộc tính. Bao gồm một bản sao read-only của các domain khác trong hệ thống.

Với các danh mục chung, quá trình xây dựng và cập nhật được thực hiện tự động thông qua hệ thống replication của Active Directory. Các thuộc tính của đối tượng sẽ được sao chép đến các máy chủ danh mục chung khác nhau. Các thuộc tính này cần thiết để tìm kiếm và truy xuất thông tin về các đối tượng trong Active Directory.

Các thuộc tính sẽ được sao chép đầy đủ vào danh mục chung, được xác minh dựa trên lược đồ PAS và theo định nghĩa của Microsoft. Tuy nhiên, để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm, chúng ta có thể điều chỉnh lược đồ bằng cách thêm hoặc loại bỏ một số thuộc tính trong danh mục chung.
Danh mục chung cũng cho phép các client thực hiện tìm kiếm các Active Directory mà không cần chuyển dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ khác cho đến khi chúng tìm thấy có phân vùng thư mục tên miền hoặc dữ liệu của các đối tượng cần tìm.

Theo thiết lập mặc định, khi thực hiện tìm kiếm trong Active Directory, điều hướng thường được định tới các máy chủ danh mục chung. Trong số này, Domain Controller đầu tiên trong forest được tự động khởi tạo như một máy chủ danh mục chung độc lập. Sau đó, chúng ta chỉ có thể chỉ định các Domain Controller khác để hoạt động như máy chủ danh mục chung khi cần thiết.

Chức năng khác

Một số chức năng khác của domain controller bao gồm:

  • Domain controller Linux được sử dụng để mô phỏng vai trò của Primary Domain Controller (PDC) và cơ sở hạ tầng tổng của hệ thống.
  • Hệ thống domain controller thực hiện việc xác định các định danh tương đối (RID), sơ đồ tổng thể và máy chủ chứa thông tin về tên miền (Domain Master).

Hướng dẫn cách cài đặt domain controller

Để cài đặt Domain Controller, quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ từng bước thực hiện một. Cụ thể như hướng dẫn dưới đây:

Bước 1:  Đầu tiên, bạn thực hiện cài đặt dịch vụ Active Directory Domain Services.

Bước 2: Tiến hành nâng cấp máy chủ của bạn lên máy chủ Domain thông qua. 

  • Mở Promote This Server To A Domain Controller và chọn Add A New Forest. Sau đó, bạn cần nhập tên miền mà bạn muốn cài đặt.
  • Nhấn tiếp Next cho đến khi màn hình chuyển đến phần cài đặt. 
  • Tiếp tục bằng việc nhấn Next cho đến khi bạn hoàn thành cài đặt.
  • Cuối cùng, kiểm tra máy tính của bạn xem đã kết nối với Domain chưa.

Bước 3: Hãy truy cập vào công cụ và chọn Active Directory Users and Computers. Ở bước này, bạn có thể cài đặt các đơn vị gồm: OU, Group và User.

Bước 4: Để tạo OU, bạn có thể thực hiện các thao tác sau: Nhấp chuột phải vào Domain, chọn New và sau đó chọn Organizational Unit.

Bước 5: Để đặt tên cho OU và tạo một Group, bạn có thể làm như sau: Chọn Tab New, sau đó đặt tên cho OU và Group.

Bước 6: Tiến hành tạo User sau đó thêm User này vào trong Group

Bước 7: Thêm User vào Domain bằng việc trỏ DNS máy chủ về IP của Server sau đó điền Domain vào Computer máy chủ để tham gia vào Domain. Tại đây, bạn có thể bấm Check máy chủ để xác nhận đã hoàn tất. 

Có thật sự cần Domain Controller không?

Nói chung, mọi doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào đều cần có một domain controller. Vì việc lưu trữ dữ liệu của khách hàng trên mạng bằng domain controller sẽ cải thiện tính bảo mật cho mạng. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ, chẳng hạn với các doanh nghiệp chỉ sử dụng giải pháp thanh toán và CRM dựa trên cloud. Khi đó, dịch vụ cloud sẽ bảo vệ dữ liệu của khách hàng trên web.

Câu hỏi quan trọng mà bạn cần trả lời được là: “Dữ liệu của khách hàng nằm ở đâu? Ai có thể truy cập được nó?” Câu trả lời sẽ quyết định xem ta có thật sự cần một domain controller để bảo mật dữ liệu hay không.