Fix Bug là gì? Lợi ích khi Fix Bug
nguồn: vietnix.vn
Fix Bug là gì? Lợi ích khi Fix Bug
Fix Bug là gì?
Fix Bug là quá trình sửa lỗi phần mềm trên hệ thống, chương trình máy tính, hoặc là quá trình khắc phục lỗi ngay sau khi Debug với mục đích duy trì hoạt động của chương trình phần mềm và nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi tung ra thị trường.
Lợi ích khi Fix Bug
Dưới đây là những lợi ích từ việc Fix Bug:
- Nâng cao kiến thức lập trình: Viết báo cáo các lỗi Bug là một hình thức feedback giúp lập trình viên có thể nắm rõ các lỗi phát sinh, từ đó trau dồi kiến thức mới và phát triển sản phẩm một cách hoàn thiện nhất.
- Biết cách viết code dễ Debug: Sau khi phát hiện và tự Fix Bug, lập trình viên sẽ tích lũy được kinh nghiệp và biết cách viết code sao cho thuận tiện trong quá trình Debug, ngoài ra đây cũng là cách để lập trình viên dễ dàng xử lý những tình huống phát sinh sau này.
- Tạo được niềm tin cho khách hàng: Khi khách hàng nhận được những sản phẩm đã được Fix Bug cẩn thận, họ sẽ hài lòng và có ấn tượng tốt về sản phẩm của bạn, từ đó giới thiệu đến mọi người xung quanh. Ngoài ra, một sản phẩm hoàn chỉnh cũng là nguồn động lực mang đến niềm hạnh phúc cho các lập trình viên.
Tổng quan về Bug là gì?
Bug là thuật ngữ chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, được sử dụng để chỉ các lỗi phần mềm xuất hiện trong hệ thống máy tính hoặc chương trình lập trình khiến cho quá trình khởi chạy gặp sự cố, không chính xác hoặc không chạy như mong muốn.
Ngoài Bug, chúng ta còn có một khái niệm liên quan khác là DeBug. DeBug là quá trình tìm kiếm Bug trước khi ra mắt sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay người dùng. DeBug gắn liền với cả quá trình viết code của lập trình viên, từ những dòng code đầu cho đến cuối cùng, bạn đều phải vừa viết vừa phát hiện lỗi để mang lại một chương trình phần mềm hoàn hảo nhất.
Bên cạnh Bug, DeBug là Fix Bug – hay sửa lỗi chương trình phần mềm. Fix Bug diễn ra ngay sau khi bạn phát hiện lỗi với mục đích loại bỏ lỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài các bài viết giải đáp thắc mắc về Fixbug là gì? Bug là gì? Vietnix.vn còn có các bài viết nói về các lỗi hệ thống, các lỗi phần mềm thường gặp, giúp bạn có thêm kiến thức mới về các lỗi website.
Các loại Bug phổ biến nhất
Trong quá trình viết code, Bug là một vấn đề mà bất cứ lập trình viên nào cũng phải đối mặt và giải quyết. Dưới đây là một số loại Bug phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
1. Bug chức năng (Functional Bug)
Bug chức năng là các lỗi có liên quan mật thiết đến chức năng của một thành phần nào đó có trong chương trình phần mềm. Hay nói cách khác, khi xuất hiện bug chức năng, thành phần đó sẽ không hoạt động đúng với ý định của lập trình viên.
Chẳng hạn như: Nút Thêm vào giỏ hàng không cập nhật được các mặt hàng được chọn, nút Đăng ký không có phép người dùng đăng ký hay hộp tìm kiếm không phản hồi yêu cầu của người dùng,…
2. Bug logic (Logical Bug)
Bug logic xuất hiện sẽ khiến quy trình làm việc theo dự kiến của phần mềm, ứng dụng bị gián đoạn, từ đó dẫn đến tình trạng thực thi sai hoặc không chính xác và gây ra các sự cố bất ngờ trên hệ thống.
Nguyên nhân gây ra Bug logic thường đến từ việc diễn giải sai logic ứng dụng của các lập trình viên, chẳng hạn như gán giá trị sai cho biến, chia hai số thay vì cộng chúng lại,…
Ngoài Bug logic còn có các lỗi khác khiến các ứng dụng trên server làm website không thể chạy được, điều này cũng gây rất nhiều rắc rối cho người dùng, bạn có thể tham khảo thêm về các lỗi và cách sửa lỗi này tại trang web Vietnix.vn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sửa lỗi Server error in ‘/’ application
3. Bug quy trình làm việc (Workflow Bug)
Workflow Bug (lỗi quy trình) là lỗi điều hướng, thường gắn liền với hành trình người dùng trong chương trình ứng dụng, phần mềm. Chẳng hạn như khi người dùng điền vào biểu mẫu lịch sử khám bệnh của mình, họ được cung cấp 3 tùy chọn là: 1. Lưu, 2. Lưu và thoát, 3. Trở về trang trước.
Nếu như người dùng bấm vào Lưu và thoát, điều này đồng nghĩa với việc họ muốn lưu thông tin mình đã điền và thoát khỏi biểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi họ nhấp vào lựa chọn đó, họ chỉ thoát ra trong khi thông tin vẫn chưa được lưu, đây chính là ví dụ điển hình của Workflow Bug.
4. Bug cấp đơn vị (Unit Level Bug)
Bug cấp đơn vị (Unit Level Bug) thường dễ xử lý hơn các loại bug khác vì developer chỉ cần làm việc với một số lượng code nhỏ. Khi đó, họ có thể dễ dàng theo dõi và fix bug một cách nhanh chóng.
Trong quá trình phát triển các module ban đầu của chương trình phần mềm, developer cần phải đảm bảo các đoạn code nhỏ hoạt động đúng như ý định bằng cách triển khai unit testing. Khi đó, bạn sẽ phát hiện các lỗi bug vẫn còn tồn tại trong giai đoạn viết mã.
Chẳng hạn như khi bạn tạo biểu mẫu cho một trang, việc unit test sẽ giúp bạn xác minh liệu các trường đầu vào có chấp thuận đầu vào thích hợp hay không, hoặc các nút hoạt động của trang có thực hiện đúng với chức năng của nó hay không. Nếu như một hoặc một số trường nào đó không chấp nhận các ký tự thích hợp, tức là bạn đang gặp phải bug cấp đơn vị.
5. Bug tích hợp cấp hệ thống (System-Level Integration Bug)
Bug tích hợp cấp hệ thống (System-Level Integration Bug) xuất hiện khi hai hoặc nhiều đơn vị code có sự mâu thuẫn hoặc không tương thích với nhau, mà nguyên nhân chủ yếu thường đến từ việc các developer khác nhau cùng viết một chương trình.
Bug tích hợp cấp hệ thống gây khó khăn cho các developer trong việc theo dõi, phát hiện và khắc phục lỗi khi họ phải kiểm tra trong một đoạn code lớn. Không chỉ thế, việc tái tạo, fix bug cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Một ví dụ về bug tích hợp cấp hệ thống là sự cố tràn bộ nhớ, hoặc giao diện người dùng với cơ sở dữ liệu không tương thích với nhau,…
6. Bug ngoài giới hạn (Out of Bound Bug)
Khi người dùng tương tác với giao diện theo cách không chủ ý, tức là nhập một giá trị hay một tham số nào đó nằm ngoài giới hạn sử dụng, bug ngoài giới hạn (Out of Bound Bug) sẽ xuất hiện. Chẳng hạn như nhập một số rất lớn, một số rất nhỏ, hoặc nhập giá trị đầu vào thuộc kiểu dữ liệu không xác định.
Lỗi này thường tồn tại trong quá trình kiểm tra chức năng của ứng dụng web hay mobile app dưới dạng xác thực.
Ngoài ra cũng có một số lỗi khiến website mất an toàn, không thể đảm bảo về tính bảo mật và cần phải sửa nhanh chóng, bạn có thể tham khảo các bài viết để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Nguyên nhân xảy ra Bug là gì?
Trong quá trình thiết kế và viết code, có rất nhiều nguyên nhân khiến chương trình, phần mềm bị phát sinh lỗi. Việc xác định nguyên nhân chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương án giải quyết và khắc phục. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Bug xảy ra do yếu tố con người
Bug thường xảy ra trong quá trình viết code của lập trình viên. Khi lập trình viên xử lý thông tin và tìm kiếm kỹ thuật code, họ thường gặp một số sai sót khiến cho phần mềm không chạy đúng.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công nghệ trí tuệ nhân tạo nào có khả năng cải tiến và tạo nên các chương trình phần mềm tốt hơn con người, vì thế lập trình viên cần phải kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi launching sản phẩm ra thị trường.
Vấn đề trao đổi thông tin
Quá trình trao đổi thông tin giữa khách hàng, đội ngũ kiểm thử và đội ngũ phát triển phần mềm đóng vai trò quan trọng và quyết định sự thành bại của một phần mềm. Nếu quá trình này diễn ra không thuận lợi khiến cho các bên không hiểu hoặc hiểu sai ý nhau, phần mềm có thể bị thiết kế sai, gây ra các lỗi Bug và ảnh hưởng đến thời gian hoàn thiện một sản phẩm.
Hạn chế về thời gian
Để lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho một dự án phát triển phần mềm, đòi hỏi đội ngũ phát triển phải đầu tư về thời gian, nguồn lực và chi phí. Nếu như cả thời gian và nguồn lực đều hạn chế, lập trình viên sẽ không có đủ thời gian để code cũng như kiểm thử một cách kỹ lưỡng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến độ hoàn thiện và chất lượng của sản phẩm.
Vì thế, trong bất kỳ dự án nào, bạn cũng cần phải sắp xếp một lịch trình làm việc hợp lý dựa trên kinh nghiệm, năng lực của đội ngũ phát triển để đảm bảo rằng mọi thứ đều diễn ra đúng theo kế hoạch đã triển khai, tránh gây áp lực cho lập trình viên và hạn chế lỗi Bug xuất hiện.
Sự phức tạp của các ứng dụng
Việc sử dụng các kỹ thuật hướng đến đối tượng có độ phức tạp cao có thể khiến cho lỗi phát sinh trong quá trình viết code. Ngoài ra, lỗi cũng thường xuất hiện nhiều trong trường hợp các ứng dụng có nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng với kích thước lớn làm tăng size của hệ thống.
Để đảm bảo không có vấn đề phát sinh trong quá trình viết code, bạn cần có cho mình một vài ứng dụng viết code chất lượng. Bạn có thể tham khảo các bài viết tại Vietnix.vn để biết thêm chi tiết.
Yêu cầu thay đổi liên tục
Trên thực tế, có nhiều trường hợp mặc dù dự án đã hoàn thiện theo yêu cầu ban đầu của khách hàng, nhưng khi bàn giao thì lại bị yêu cầu thay đổi và chỉnh sửa. Lúc này, dù phải thay đổi nhiều hay ít, lớn hay nhỏ thì đều gây ảnh hưởng nhất định đến toàn bộ phần mềm.
Việc thay đổi yêu cầu liên tục không chỉ khiến lập trình viên mất nhiều công sức, thời gian, mà còn vô tình gây ra các lỗi Bug vì họ không thể giải quyết một cách triệt để tất cả các yêu cầu, hoặc không thể nhận ra sự ảnh hưởng của thay đổi đó đối với các chức năng khác của sản phẩm.
Kỹ năng kiểm thử còn kém
Kiểm thử là bước quan trọng giúp bạn đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt động một cách trơn tru và đúng với ý định ban đầu. Vậy nên, nếu đội ngũ Tester thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu cẩn trọng trong công tác kiểm thử, họ có thể bỏ sót các lỗi Bug, thậm chí cho ra đời một sản phẩm chất lượng kém ẩn chứa nhiều lỗi Bug nghiêm trọng.
Sử dụng tool có sẵn
Hiện nay, lập trình viên có thể sử dụng một số tool hỗ trợ lập trình như class libraries, shared DLLs, compilers, HTML editors, deBuggers,… Mặc dù việc sử dụng tool sẵn có từ đơn vị thứ 3 có thể giúp các lập trình viên tiết kiệm thời gian, công sức, nhưng việc này lại ẩn chứa nhiều rủi ro khiến cho Bug xuất hiện và gây ra lỗi trong quá trình phát triển chương trình phần mềm.
Vì thế, khi sử dụng các công cụ hỗ trợ, bạn cần phải ứng dụng một cách cẩn trọng và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi ra mắt sản phẩm hoặc bàn giao cho khách hàng.
Cách build version không đồng nhất
Cách build version không đồng nhất cũng là một nguyên nhân quen thuộc gây ra lỗi Bug. Lập trình viên có thể gặp khó khăn trong việc xác định bản build xuất hiện lỗi để xử lý nếu như Bug hồi quy xảy ra sau khi function đã được test nhiều lần ở các bản build khác nhau. Vì thế, bạn cần phải đặt version cho các bản build một cách nhất quán để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình deBug, Fix Bug.
Code chưa thực sự hiệu quả
Ngoài ra, Bug cũng có thể xuất hiện khi lập trình viên viết code chưa hiệu quả, chẳng hạn như không biết cách xử lý hiệu quả, quên xử lý lỗi khi phát hiện, thiết validate dữ liệu,… Ngoài ra, quá trình làm việc với các tool, deBuggers hay compilers kém hiệu quả cũng có thể là nguyên nhân gây Bug.
Cách tốt nhất để ghi lại Bug phục vụ cho quá trình Fix Bug là gì ?
Cách tốt nhất để ghi lại Bug phục vụ cho quá trình Fix Bug là:
- Bạn chỉ nên ghi lại những Bug có độ phức tạp cao hoặc tạo sự hứng thú khi tìm thấy lỗi Bug.
- Bạn nên ghi lại các lỗi Bug do bản thân gây ra, hoặc ghi lại Bug của người khác nếu bạn cảm thấy nó thú vị.
- Bạn hãy ghi lại Bug ngay sau khi Fix Bug xong để tránh việc quên mất hoặc nhớ nhầm.
- Credit Default Swap - Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụng
- Những ảnh hưởng của AI đến ngành marketing trong tương lai - thách thức và cơ hội.
- Giới thiệu một số vật liệu kiến trúc theo hướng bền vững trong tương lai
- Cách GHI – ĐỌC dữ liệu từ tệp tin trong ngôn ngữ Java
- Tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán (Phần 2)