Lập trình viên là gì? Công việc hàng ngày của lập trình viên là gì?


Nguồn: vietnix.vn

Lập trình viên là gì, nghề lập trình viên có khó không,… đều là thắc mắc của khá nhiều bạn trẻ hiện nay. Bởi lẽ ngành nghề này tương đối “hot” & phổ biến tại nước ta nhờ vào tính chất công việc hấp dẫn, mức lương rất cao. Nếu bạn cũng đang tìm lời giải cho những băn khoăn trên, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên hay Developer (gọi tắt là Dev) là người viết ra các chương trình máy tính bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình. Những lập trình viên phải sử dụng logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và cùng với kiến thức về ngôn ngữ lập trình để làm ra phần mềm, ứng dụng, game và website mà chúng ta thấy và sử dụng mỗi ngày.

Hiện nay không quá khó để thấy số lượng nhập học ngành công nghệ thông tin ngày càng tăng cao, bởi lẽ lập trình viên là một nghề nghiệp có tính chất làm việc năng động. Đồng thời còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho họ hàng tháng nhờ vào nhu cầu sử dụng lớn trong thời đại công nghệ 4.0.

Nhiều người ví von nghề lập trình viên giống như một nhạc trưởng – chuyên chỉ huy dàn nhạc (giải quyết/sử dụng những mã lập trình điện tử) để tạo ra một bản nhạc tuyệt vời (phần mềm máy tính).

Công việc của lập trình viên là gì?

Bạn nghĩ công việc của lập trình viên là làm những gì? Nếu bạn nghĩ chỉ là code thôi thì là chưa đủ mà mỗi developer sẽ làm rất nhiều đầu việc khác nhau trong một ngày.

1. Check tin nhắn và Email cá nhân

Việc đầu tiên khi bắt đầu một ngày của lập trình viên đó là check email hoặc là check tin nhắn để cập nhật và nắm bắt được thông tin khách hàng , sếp hay team của mình có phản hồi gì về sản phẩm và công việc của mình hay không.

2. Họp mỗi ngày (Daily meeting)

Ở các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường sẽ dành ra mỗi ngày 15 phút đầu giờ để họp nhanh giữa các thành viên trong team với nhau. Trong mỗi cuộc họp này, mỗi thành viên sẽ trình bày công việc hôm qua của mình đã làm gì và hôm nay mình sẽ làm gì tiếp theo và có khó khăn gì không cùng với đề xuất, giải pháp để giải quyết khó khăn đó. 

3. Viết mã code

Sau khi họp đầu giờ xong, các lập trình viên sẽ về chỗ ngồi và bắt đầu công việc chính là ngồi viết code. Mỗi cá nhân ở các vị trí khác nhau, sẽ đảm nhận một phần code khác nhau và sẽ phối hợp với nhau để hoàn thiện đoạn code.

Hãy tự trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng thật là tốt về lập trình để hoàn thành tốt công việc và không gặp khó khăn nhiều khi làm việc.

Quá trình làm việc của những người lập trình thường bao gồm các bước như:

  • Đầu tiên, họ sẽ nắm bắt thông tin về nhiệm vụ (Task) mình cần thực hiện hoặc tự đặt ra nhiệm vụ trước khi bắt đầu viết code.
  • Sau đó, họ sẽ thảo luận với Tester (người kiểm thử phần mềm) để hiểu rõ hơn về những gì cần làm trước khi bắt tay vào code.
  • Cuối cùng, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được làm rõ với Tester, họ sẽ trao đổi thêm với người quản lý dự án hoặc các lập trình viên khác trong đội nhóm để đảm bảo hoàn thành công việc một cách chính xác.

4. Review đoạn code

Việc review code thường sẽ là leader của nhóm hoặc các cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm được giao trọng trách. Những người này sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, phân tích và chỉnh sửa lại các lỗi có trong đoạn code.

So với việc tự mình viết code, công việc được đánh giá là sẽ khó khăn và căng thẳng hơn nhiều. Lý do là họ cần phải hiểu và đánh giá đoạn code do người khác viết, đòi hỏi một lượng kiến thức sâu rộng để làm rõ “tại sao nó lại được code theo cách đó”.

Hơn nữa, họ cần phải suy nghĩ nhiều hơn, vượt trội hơn người đã viết code, để có thể phát hiện ra các vấn đề khiến code đó không hoạt động hiệu quả. Quan trọng nhất là phải có chuyên môn cao.

5. Test và Fix bug code

Sau khi xong một tính năng mới, lập trình viên sẽ gửi cho người kiếm thử hay còn gọi là tester – người này sẽ có trách nhiệm nghĩ ra các tình huongs khác nhau và đảm bảo phần mềm hoạt động tốt khi gặp các tình huống như vậy. Nhưng trước khi gửi cho tester các lập trình viên cũng phải test thử các tính năng một cách tỉ mỉ để đảm bảo rằng chương trình hoạt động chính xác và mô-đun đã sẵn sàng.

Trong trường hợp tìm ra Bug (lỗi xảy ra trong quá trình code, khiến chương trình hoạt động) thì lập trình viên cần phải tìm ra lý do và chỉnh sửa lỗi để chương trình có thể chạy mượt mà và chính xác.

Công việc của một lập trình viên không chỉ giới hạn ở mỗi việc viết code mà còn có bào gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau dựa vào vị trí, dự án hay các yêu cầu cụ thể của sếp hay khách hàng.

Phân loại cấp bậc của lập trình viên

Để trở nên chuyên nghiệp trong nghề lập trình viên, người học cần bổ sung vô vàn kiến thức về công nghệ thông tin. Chính vì thế, ngành nghề này được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau để người học có thể từng bước phát triển sau một khoảng thời gian dài khổ luyện. Cụ thể:

  • Junior Developer: Lập trình viên có dưới 3 năm kinh nghiệm, hiểu biết về cơ sở dữ liệu & vòng đời của ứng dụng để phát triển những ứng dụng nhẹ, đơn giản.
  • Senior Developer: Kinh nghiệm làm việc kéo dài từ 4 – 10 năm, đảm bảo kiến thức sâu rộng & lập trình được nhiều ứng dụng khó, phức tạp hơn.
  • Leader Developer: Có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm tại lĩnh vực lập trình, có thể làm việc độc lập hoặc lãnh đạo một nhóm.
  • Mid-level Manager: Quản lý cấp trung những lập trình viên trong đội.
  • Senior Leader: Quản lý cấp cao chuyên báo cáo tình hình lên ban Giám đốc công ty/đơn vị/doanh nghiệp.
Phân loại cấp bậc của lập trình viên
Phân loại cấp bậc của lập trình viên

Những tố chất cần có của lập trình viên

Có thể thấy để trở thành lập trình viên, mọi người cần trải qua một khoảng thời gian khổ luyện – trau dồi kiến thức để có thể vận dụng vào công việc hàng ngày. Do đó, nếu bạn muốn thử sức với ngành nghề cực “hot” này, hãy bỏ túi những tố chất cần có của một lập trình viên như sau. Nhằm biết được bản thân có thực sự phù hợp:

Thái độ

Nhắc tới những tố chất cần có của một lập trình viên chuyên nghiệp, trước tiên bạn hãy có một thái độ học tập & làm việc chuẩn mực như: Tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy bén và kiên nhẫn. Như thế công việc sẽ không xảy ra những lỗi nhỏ, đảm bảo chất lượng làm việc luôn nhanh chóng để có cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Chuyên môn

Lập trình viên hãy luôn chăm chỉ, trau dồi thật nhiều kiến thức mới để đảm bảo năng lực của mình không bị thụt lùi,… Đồng thời việc áp dụng những kiến thức đã học vào công việc hàng ngày sẽ giúp người dùng đạt được những kết quả tốt nhất. Do đó hãy tìm hiểu thật nhiều về thuật ngữ lập trình, kỹ thuật chuyên môn,… nhé.

Tiếng Anh

Trong lĩnh vực IT, một lập trình viên giỏi cần sử dụng thành tạo tiếng Anh để nhớ & sử dụng chính xác những thuật ngữ lập trình hiện tại. Phần lớn các mã lập trình đều được viết bằng ngôn ngữ này, qua đó người học cần đặc biệt làm vững kiến thức của mình để đảm bảo tính – đọc hiểu tài liệu/văn bản.

Kỹ năng

Bên cạnh đó, khi nhắc tới tố chất cần có của lập trình viên chắc chắn không thể nào thiếu yếu tố kỹ năng. Bạn cần đảm bảo tính tập trung, tư duy, phân tích logic, giải quyết vấn đề của mình thật linh hoạt & nhanh nhạy.

Nhằm đáp ứng hiệu quả công việc vượt trội một cách tối ưu khi làm việc. Khi đáp ứng tốt những yếu tố này, lập trình viên sẽ theo sát mạch công việc hơn. Nhờ đó có thể hiểu rõ vấn đề & tìm được cách giải quyết nhanh chóng,…

Trên hết, lập trình viên cần đảm bảo tính làm việc linh hoạt độc lập & theo nhóm để thực hiện – giải quyết tốt mọi dự án do đơn vị/doanh nghiệp yêu cầu. Hãy sắp xếp quy trình làm việc thật khoa học để tránh lãng phí thời gian vô bổ.

Chịu được áp lực

Bất cứ ngành nghề nào cũng có áp lực riêng, tuy nhiên đối với ngành IT cực “hot” thì sự cạnh tranh – phát triển lại càng khó hơn gấp bội. Lúc này tâm lý cần thật vững, nhanh chóng xốc lại tinh thần & không ngừng trau dồi kỹ năng, kiến thức để nắm bắt được nhiều kiến thức công nghệ đang được áp dụng phổ biến.

Cơ hội việc làm và phát triển cấp bậc của lập trình viên là gì?

Tới thời điểm hiện tại, lập trình viên là ngành nghề “hot” tại toàn thế giới (đương nhiên có cả Việt Nam), bởi lẽ đời sống công nghệ 4.0 có sự liên kết chặt chẽ với công nghệ thông tin.

Cơ hội việc làm và phát triển của lập trình viên
Cơ hội việc làm và phát triển của lập trình viên

Dựa vào kiến thức & chuyên môn riêng biệt của mình, lập trình viên có thể phỏng vấn & làm việc tại nhiều công ty/doanh nghiệp chuyên về công nghệ, thiết kế phần mềm. Hoặc bộ phận IT tại nhiều đơn vị kinh doanh thuộc các lĩnh vực như: Công nghiệp, thương mại & dịch vụ.

Do đó, cơ hội việc làm và phát triển cấp bậc của lập trình viên tại thời điểm hiện tại vô cùng rộng mở với nhiều vị trí như: Lập trình viên PHP, lập trình viên Java, lập trình viên ứng dụng, lập trình viên game,… với mức lương ổn định. Dao động từ 10 – 20 triệu (hoặc cao hơn) tùy vào năng lực của từng cá nhân.

Thách thức khi trở thành một lập trình viên

Gánh nặng từ công việc – Trong ngành lập trình, không ít lập trình viên thường xuyên đối mặt với áp lực công việc khá cao, bởi lượng công việc lớn cần giải quyết không ngừng. Hơn nữa, việc cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới về công nghệ để không bị tụt hậu cũng tạo ra không ít thách thức. Chính vì thế, ngành này đặc biệt thích hợp cho những ai có tinh thần yêu thích khám phá, sẵn sàng đối mặt với thử thách và đam mê công việc này.

Khao khát học hỏi, cập nhật kiến thức liên tục – Trong kỷ nguyên 4.0, công nghệ luôn biến động không ngừng mỗi ngày. Để giữ vững vị trí của mình, mỗi nhà lập trình cần không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng thông qua việc học hỏi và cập nhật thông tin. Với một thị trường tuyển dụng năng động nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt, việc không liên tục cập nhật bản thân có thể dẫn đến nguy cơ bị đào thải khỏi ngành.

Yêu cầu của nghề lập trình viên

Một lập trình viên phải đáp ứng các yêu cầu này:

  1. Kỹ năng lập trình: Có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, hiểu biết về các công cụ cũng như thư viện lập trình, cuối cùng có khả năng viết code rõ ràng, hiệu quả và dễ hiểu
  2. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề theo logic, có tư duy sáng tạo và linh hoạt. Luôn học hỏi và thích nghi nhanh với các công nghệ mới.
  3. Kỹ năng mềm: Giao tiếp tốt để hỗ trợ làm việc hiệu quả với các thành viên khác, quản lý tốt thời gian để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng thời hạn.

Lập trình viên học chuyên ngành nào?

Để trở thành một lập trình viên, bạn phải có kiến thức vững vàng và có thể theo học nhiều chuyên ngành khác nhau, những ngành phổ biến nhất hiện nay là:

  • Khoa học máy tính – Là một chuyên ngành đào tạo chủ yếu về kiến thức khoa học máy tinh, gồm các thuật toán, cấu trúc dữ liệu, mạng máy tính, trí tuệ nhân tạo,… Đây là một chuyên ngành tốt cho những bạn nào muốn nắm vững các kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và thực hành lập trình.
  • Công nghệ thông tin – Là một chuyên ngành đào tạo kiến thức thiên về thiết kế, phát triển và quản lý hệ thống thông tin, gồm lập trình mạng, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu,… Đây là một sự lựa chọn tốt cho những ai muốn có kiến thức rộng về các lĩnh vực khác nhau trong ngành IT
  • Kỹ thuật phần mềm – Là chuyên ngành đào tạo chủ yếu về quy trình phát triển phần mềm, gồm thu thập yêu cầu, phân tích thiết kế, lập trình, kiếm thử, bảo trì,… Là một sự lựa chọn tốt cho những ai muốn tập trung vào làm quy trình phát triển một sản phẩm phần mềm chuyên nghiệp.

Lập trình viên có thể tìm việc làm ở đâu?

Như thông tin phía trên chúng tôi đã chia sẻ thì lập trình viên có thể xin việc tại những doanh nghiệp, công ty chuyên làm việc tại lĩnh vực thiết kế phần mềm hoặc công nghệ. Ngoài ra có thể làm việc ở bộ phận IT tại những đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ & công nghệ.

Lập trình viên có thể tìm việc ở đâu
Lập trình viên có thể tìm việc ở đâu