Lí do sinh viên nên học tài chính


1. Các công việc thuộc lĩnh vực tài chính được trả lương cao và luôn có nhu cầu về nhân sự

Trong nền kinh tế hiện nay, mọi người đều phụ thuộc vào các nguyên tắc và chiến lược tài chính. Từ các công ty khởi nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn, từ các cửa hàng nhỏ đến các chuỗi siêu thị quốc tế, từ các công ty luật cho đến các công ty bảo hiểm - tất cả đều cần Tài chính và sẵn sàng chi trả rất nhiều tiền cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Ví dụ ở Mỹ, dữ liệu từ cục Thống kê lao động cho thấy nhu cầu về các nhà phân tích tài chính tăng trưởng 5% và nhu cầu về các nhà quản lý tài chính tăng trưởng 15% trong 9–10 năm tới. Mức lương trung bình cũng rất ấn tượng, dao động từ 81.000 đến 129.000 USD mỗi năm tùy thuộc vào loại công việc tài chính và kinh nghiệm làm việc.

2. Học tài chính là chìa khóa để có một cuộc sống thành công

Khi học tài chính, sẽ có rất nhiều nguyên tắc và bài học mà các bạn sẽ nắm được:

  • Hiểu rằng tiền là một tác nhân ảnh hưởng mạnh đến quyết định của các bạn
  • Hiểu sự khác biệt giữa tài sản (tiền vào túi của bạn) và nợ phải trả (tiền đi ra từ túi của bạn)
  • Học cách tiết kiệm tiền và có ngân sách riêng cho các trường hợp khẩn cấp, giáo dục con cái, đi du lịch, nghỉ hưu, v.v.
  • Học cách đầu tư và đầu tư vào cái gì

Bằng cách nắm vững các khái niệm tài chính này và áp dụng chúng trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng quản lí tiền bạc, giảm thiểu chi phí không cần thiết và từ từ đạt đến độc lập tài chính - ước mơ của rất nhiều người.

3. Tài chính giúp cho các bạn phân biệt được giá cả và giá trị

"Price is what you pay; value is what you get”- câu nói nổi tiếng của Warren Buffett dạy chúng ta một bài học quan trọng: một thứ gì đó chưa chắc giá trị của nó bằng với cái giá mà nó được chào bán.

Đây cũng là một chiến lược mà rất nhiều cửa hàng đang sử dụng. Mọi người thường có khả năng sẽ mua một mặt hàng đang giảm giá vì họ nghĩ mình đang tiết kiệm được tiền kể cả khi giá trị của mặt hàng đó còn không xứng với cái giá đã được "chiết khấu".

Khi học tài chính, bạn sẽ đúc kết được nhiều bài học:

  • Cách để đầu tư thời gian vào những việc sẽ mang lại giá trị, niềm vui và sự thỏa mãn cho chính bạn
  • Làm thế nào để tạo dựng được tính kỷ luật và khả năng trì hoãn những lợi ích trong ngắn hạn để đạt được thành công lâu dài
  • Làm thế nào để chuẩn bị sẵn trước các phương án trong trường hợp khẩn cấp và xảy ra rủi ro
  • Tại sao bạn không nên cho tất cả trứng vào cùng một giỏ