Lý thuyết liên minh hợp pháp
Lý thuyết liên minh hợp pháp
Quy định ngành công nghiệp cạnh tranh tiềm năng được đưa ra bởi các lý thuyết quy định của liên minh hợp pháp. Ở đó những nhà quản lý đưa ra các quy định về độc quyền tự nhiên để bảo vệ người tiêu dùng, người đưa ra các quan điểm này « cung cấp » các quy định cho các công ty địa phương, khu vực và quốc gia vì sợ rằng những ảnh hưởng của cạnh tranh sẽ tác động đến lợi nhuận của họ hay thậm chí là sự tồn tại trong dài hạn. Những công ty này rất thích các quy định bởi nó mang lại một độc quyền hợp pháp mà có thể gần như bảo vệ lợi nhuận của họ. Cụ thể, quy định của ủy ban làm chức năng ngăn cản sự gia nhập vào ngành (ví dụ, dịch vụ điện thoại địa phương). Hay, nếu tồn tại một vài công ty thì ủy ban sẽ phân chia thị trường giống như một liên minh bất hợp pháp (ví dụ, trước khi bãi bỏ quy đinh trong hàng không, Ủy ban hàng không quốc gia đã phân chia lộ trình cụ thể trong hàng không). Ủy ban cũng có thể hạn chế cạnh tranh tiềm năng bằng cách mở rộng « liên minh » (ví dụ : Việc thêm vào một số xe tải trong phạm vi đã quy định trước đó).
Trong khi các liên minh tư nhân thì bất hợp pháp, không ổn định và thường bị phá vỡ thì những liên minh trong các thu hút đặc biệt được chính phủ tài trợ dưới vỏ bọc của các quy định thì có thể tồn tại. Các quy định của lý thuyết liên minh hợp pháp cho rằng kết quả của của các quy định này xuất phát từ các hoạt động rent-seeking của các công ty tư nhân và mong muốn của các chính trị gia nhằm chiến thắng trong những cuộc bầu cử.
Những người đưa ra quy định của lý thuyết liên minh hợp pháp chú ý rằng Ủy ban thương mại liên bang được chào đón bởi ngành công nghiệp đường sắt, đường bộ và hàng không bởi được hỗ trợ từ việc mở rộng các quy định của ICC cho ngành kinh doanh của họ, họ tranh luận rằng sự cạnh tranh không được kiểm soát thì rất mạnh và tiêu cực.
Giấy phép lao động là một thị trường lao động áp dụng lý thuyết liên minh hợp pháp. Những nhóm nghề nhất định – thợ cắt tóc, nha sỹ, tạo mẫu tóc, chuyên gia dinh dưỡng, luật sư – là những nghề có yêu cầu rất nghiêm ngặt về giấy phép hoạt động nhằm bảo vệ cộng đồng khỏi sự lừa bịp và khoác lác. Nhưng những người theo chủ nghĩa hoài nghi thì cho rằng lý do thực tế có thể là việc giới hạn sự gia nhập vào những nhóm nghề này để những người hành nghề có thể nhận được những khoảng thu nhập độc quyền.
Sự bãi bỏ quy định
Đầu những năm 1970, bằng chứng về sự không hiệu quả trong những ngành không bị kiểm soát và sự bất đồng quan điểm của chính phủ về những ngành cạnh tranh tiềm tăng không bị kiểm soát đã dấy lên làn sóng bãi bỏ các quy định này. Sau đó, quốc hội và nhiều cơ quan lập pháp bãi bỏ luật này ở những mức độ khác nhau trong các ngành hàng không, đường bộ, ngân hàng, đường sắt, gas tự nhiên, truyền hình, và điện. Sự bãi bỏ quy định này cũng xẩy ra trong ngành truyền thông, nơi mà các quy định chống độc quyền đã phá vỡ độc quyền được kiểm soát như trường hợp của Bell System (AT&T). Sự bãi bỏ quy định vào những năm 1970 và 1980 là một trong những thử nghiệm lớn nhất trong chính sách kinh tế đã diễn ra trong suốt 50 năm qua.
Sự đồng lòng mạnh mẽ của những nhà kinh tế trong việc bãi bỏ quy định đã làm giảm một khoảng lớn lợi nhuận ròng cho khách hàng và xã hội. Hầu hết những lợi ích có được từ sự bãi bỏ quy định xảy ra trong ba ngành : hàng không, đường sắt và đường bộ. Giá vé máy bay (đã điều chỉnh lạm phát) giảm khoảng 1/3, và sự an toàn trong hàng không tiếp tục được cải thiện. Giá cước vận chuyển bằng đường sắt và đường bộ (đã điều chỉnh lạm phát) giảm xuống còn ½.
Hiệu quả về lợi ích đáng kể cũng thực sự có được trong lĩnh vực điện thoại đường dài và hiệu quả đạt được ít hơn trong ngành truyền hình cable, dịch vụ môi giới chứng khoán và gas tự nhiên. Hơn nữa, sự bãi bỏ quy định cũng mở ra một làn sóng của các kỹ thuật tiên tiến mà kết quả là tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới và cải tiến như máy fax, điện thoại di động, cáp quang, hệ thống sóng trong truyền thông và Internet.
Có lẽ trong việc bãi bỏ quy định này sự tranh cãi xảy ra nhiều nhất là ở ngành điện. Sự bãi bỏ quy định liên quan đến việc thúc đẩy cấp độ bán buôn, ở đó các công ty có thể mua và bán điện ở mức giá thị trường. Họ cũng có thể tự do trong việc xây dựng cơ sở vật chất và bán điện cho nhà cung cấp điện địa phương ở mức giá không bị kiểm soát. Thêm vào đó, một số bang cũng bãi bỏ việc kiểm soát giá bán lẻ và khuyến khích hộ gia đình và doanh nghiệp lựa chọn mua điện từ những nhà cung cấp điện có sẵng. Nhìn chung, sự cạnh tranh này làm cho giá điện giảm và nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực.
Nhưng việc bãi bỏ quy định này ũng gặp phải những thất bại nghiêm trọng ở California, ở đó giá bán buôn bị bãi bỏ chứ không phải là giá bản lẻ. Vào năm 2001 giá bán buôn tăng khi California rơi vào tình trạng thiếu hụt điện. Bởi vì họ không thể tăng giá bán buôn cho khách hàng nên ngành điện ở California bị mất một khoảng tài chính lớn. Sau đó, California đã kiện một vài công ty kinh doanh năng lượng và cáo buộc họ đã tăng giá bán buôn trong suốt thời kỳ khủng hoảng năng lượng ở California. Một công ty kinh doanh năng lượng có vốn hàng tỷ USD – Enron – đã bị sụp đổ vào năm 2002 khi Liên bang điều tra và phát hiện ra một số nghi vấn và gian lận trong kinh doanh và sổ sách kế toán.
Sự thất bại trong việc bãi bỏ quy định ở California và sự sụp đổ của Enron đã gây tạo ra những hình ảnh không tốt trong đánh giá chung về việc bãi bỏ quy định trong ngành điện ở Mỹ. Nó chỉ đơn giản là quá sớm để tuyên bố rằng sự bãi bỏ quy định trong ngành điện là thành công hay thất bại.
Biên dịch : Lê Thị Khánh Ly