Một số lý thuyết về việc ra quyết định đầu tư chứng khoán
- Lý thuyết tài chính hành vi
Dựa trên lý thuyết “Tài chính hành vi”, lý giải hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nội dung trong lý thuyết tài chính hành vi bao gồm: Lý thuyết kỳ vọng; Sự không yêu thích rủi ro; Tính toán hợp lý; Lệch lạc do tình huống điển hình; Tính bảo thủ; Phụ thuộc vào kinh nghiệm; Lý thuyết tâm lý đám đông.
Kinh nghiệm: Nhà đầu tư (NĐT) thường dựa vào kinh nghiệm sẵn có của bản thân để đưa ra giải quyết cho vấn đề. Nghiên cứu của Kahneman và Tversky (1982) đã đưa ra 3 phương pháp của việc ra quyết định dựa trên kinh nghiệm, cụ thể:
- Phương pháp dựa vào tình huống điển hình: NĐT đưa ra đánh giá về tình huống của mình dựa vào những tình huống mẫu tương tự đã xảy ra.
- Phương pháp dựa vào tính sẵn có: NĐT dựa vào những thông tin sẵn có trên thị trường mà mình thu thập được để đưa ra các quyết định đầu tư của mình.Tình huống điển hình còn thể hiện ở sự ra quyết định dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá khứ mà bỏ sót nhiều sự kiện trong hiện tại, đánh giá sự việc một cách riêng lẻ, không kết hợp thành hệ thống và tính đến mối liên hệ với tổng thể.
- Phương pháp dựa vào các thông tin tham chiếu để đưa ra điều chỉnh: Theo phương pháp này, NĐT sẽ dựa vào một số thông tin tham chiếu nào đó như biên độ, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng... để làm điểm tham chiếu và có sự điều chỉnh xoay quanh điểm này cho phù hợp với các thông tin sẵn có ở hiện tại.
Sự lệch lạc hành vi:
Các nghiên cứu trong lý thuyết “Tài chính hành vi” chỉ ra rằng phần lớn sự lệch lạc về hành vi của NĐT là do các nguyên nhân chính sau đây:
Một là, do sự thiếu hiểu biết về mặt nhận thức dẫn đến NĐT quá tự tin khi đưa ra các quyết định. Tự tin thái quá là hành vi tâm lý trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Khiến NĐT trở nên ảo tưởng khả nangư của bản thân, làm lu mờ lí trí khi phân tích kết quả đầu tư. NĐT quá tự tin sẽ không đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ, vì họ tự tin rằng danh mục đầu tư của mình được dự đoán tốt. Vì thế, các biến cố thị trường có thể làm ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của họ.
Hai là, đầu tư dựa vào kinh nghiệm chứ không phải dựa trên sự phân tích một cách thấu đáo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Ba là, đầu tư dựa trên yếu tố cảm xúc. Các NĐT thành công là những người làm chủ được cảm xúc của mình để đưa ra các quyết định phù hợp. Điều này tạo sự ngẫu hứng khi đưa ra quyết định đầu tư. Khiến NĐT có thể thua lỗ hoặc trắng tay.
Bốn là, đầu tư dựa trên sự tương tác xã hội. Các NĐT đều sinh sống trong một môi trường xã hội có sự tương tác lẫn nhau của các chủ thể. Tương tác xã hội là một loại tương tác tương đối mạnh. Lý do là bởi vì hầu hết con người đều rất hoà đồng và có một mong muốn tự nhiên là được chấp nhận bởi một nhóm, hơn là bị đặt ra ngoài.
- Lý thuyết kỳ vọng trong tài chính hành vi
Lý thuyết kỳ vọng trong lĩnh vực tài chính là một khía cạnh của lý thuyết kỳ vọng chung (Expectoncy Theory) đề cập đến cách những người ra quyết định tài chính bằng cách đánh giá và xử lý thông tin để đưa ra các quyết định liên quan đến đầu tư, tiêu dùng, hoặc quản lý rủi ro tài chính. Nền tảng của lý thuyết kỳ vọng là nhà đầu tư có khuynh hướng xem trọng những mất mát kỳ vọng lớn hơn những thu thập kỳ vọng (TS. Đoàn Tranh, 2014). Lý thuyết triển vọng cho thấy hành vi của con người khi họ đối mặt với rủi ro và sự không chắc chắn. Mọi người thường có xu hướng đặt nặng vào những kết quả được cho là chắc chắn hơn những kết quả được coi là có thể xảy ra.
Tính không thích rủi ro và chấp nhận rủi ro. Tính không cân xứng trong tâm lý giữa cái được và cái mất gắn liền với hai khái niệm là không thích rủi ro và sự chấp nhận rủi ro. Khi đầu tư, nếu nhà đầu tư luôn kỳ vọng vào yếu tố bản thân được gì trước thì đây gọi là tính không thích rủi ro. Còn đối với cá nhân chấp nhận sự mất mát khi đầu tư thì có xu hướng chấp nhận rủi ro.
3. Lý thuyết đám đông trong hành vi tài chính
Theo Bikhchandani và Sharma (2001), hành vi bầy đàn tồn tại ở hai hình thái cơ bản là hành vi bầy đàn có chủ ý và hành vi bầy đàn không có chủ ý. Christie và Hwang (1995) đã định nghĩa hành vi bầy đàn đó là khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ loại bỏ những niềm tin của cá nhân và tiến hành các quyết định đầu tư chủ yếu dựa trên những hành vi mang tính tập thể của thị trường. Hành vi bầy đàn có thể được xem như hành vi thị trường không có chủ ý khi mà các nhà đầu tư gạt bỏ những niềm tin trước đó của mình bằng việc mù quáng theo gót các nhà đầu tư khác. Ngược lại, hành vi bầy đàn có chủ ý là khi các cá nhân tin tưởng rằng nên sao chép các hành vi của nhà đầu tư khác, đồng thời không quan tâm các thông tin khác cũng như các đánh giá của bản thân về quyết định của mình.
Theo Phung (2010), có một vài lý do cho hành vi đám đông bao gồm: áp lực xã hội về sự tuân thủ và tính không khả thi của việc xã hội bị sai. Lý do đầu tiên chỉ ra rằng, xã hội là một lực lượng hùng hậu, vì vậy để được chấp nhận là một thành viên, cách tốt nhất là hành động theo nhóm.
Nhà đầu tư cá nhân thực ra chỉ là một cá nhân nhỏ trong khi phần còn lại là số đông, họ biết những điều mà cá nhân không biết. Việc ra quyết định đầu tư sẽ có xu hướng thiên lệch theo hành vi đám đông.