Outsource là gì? Sự khác nhau giữa công ty Product và Outsource
Nguồn: https://vietnix.vn/
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức Outsource để giúp giảm thiểu chi phí vận hành và nâng cao năng suất lao động. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về Outsource là gì và sự khác biệt giữa công ty Product và công ty Outsource nhé.
Outsource là gì?
Outsource hay Outsourcing được hiểu là “thuê ngoài”. Đây là một hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Theo đó doanh nghiệp sẽ thuê một công ty, tổ chức khác để thực hiện các công việc hoặc dự án theo yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra.
Các công ty được thuê thường có chuyên môn cao và cung cấp các dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Phương án này được lựa chọn khi doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Khi kinh doanh, ngoài việc sử dụng các nguồn nhân lực dồi dào bên ngoài để nâng cao chất lượng công việc cho doanh nghiệp. Bạn cũng cần phải có một mô hình kinh doanh rõ ràng và cụ thể để làm nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển, bạn có thể tham khảo các bài viết về chủ đề này tại.
Phân biệt Insourcing và Outsourcing
Sau khi tìm hiểu Outsource là gì, tiếp theo hãy cùng phân biệt về Insourcing và Outsourcing:
Insourcing được hiểu là việc doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho một bộ phận của công ty để thực hiện các công việc chuyên môn. Bộ phận này sẽ tách biệt hoàn toàn với các bộ phận khác của doanh nghiệp và chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong khi đó, với Outsourcing, doanh nghiệp sẽ không sử dụng nguồn nhân lực của công ty mà thuê các đơn vị từ bên ngoài, không thuộc quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
Việc lựa chọn giữa Insourcing hay Outsourcing sẽ phụ thuộc vào nguồn lực, tài chính và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.
Sự hình thành và phát triển Outsource
Hình thức Outsource xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1989 và nhanh chóng trở thành một trong những chiến lược kinh doanh chính thức. Với Outsource, doanh nghiệp có thể dễ dàng thuê một đơn vị thứ ba để thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây thường tự làm.
Trong suốt thập kỷ 90, hình thức này dần trở nên phổ biến trong hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, Outsourcing vẫn gây ra nhiều tranh cãi vì tác động của nó đến việc phân bổ nguồn lực và tình trạng thiếu việc làm cho người lao động trong nước. Do các doanh nghiệp thường có xu hướng thuê các đơn vị chuyên môn nước ngoài hơn.
Tuy nhiên, Outsourcing vẫn luôn là một phương pháp kinh doanh hiệu quả được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng để cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất và chất lượng công việc của mình.
Các loại hình Outsource
Hiểu được Outsource là gì thôi chưa đủ, bạn phải biết được Outsource được chia thành 12 loại hình khác nhau bao gồm:
- Professional Outsourcing: Là loại hình thuê ngoài hướng đến những đơn vị có chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực bao gồm quản trị kinh doanh, kế toán, pháp lý,…
- Labour Outsourcing: Là hình thức Outsource phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung thêm lực lượng lao động trong việc xử lý công việc hàng ngày.
- Outsource IT: Doanh nghiệp sẽ thuê các nhân viên công nghệ thông tin bên ngoài để hỗ trợ công ty về mảng IT như quản lý hệ thống mạng, duy trì bảo mật,…
- Multi-Sourcing: Là hình thức thuê ngoài đa ngành, đa lĩnh vực và phù hợp với các công ty hoặc doanh nghiệp lớn.
- Process-Specific Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài với quy trình cụ thể. Theo đó doanh nghiệp sẽ thực hiện ký kết hợp đồng với các chuyên gia nhằm yêu cầu họ hỗ trợ giải quyết khó khăn về quy trình pháp lý, kiến thức hay quy trình tuyển dụng.
- Business Process Outsourcing: Đây cũng là một hình thức Outsource khá phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp sẽ dùng loại hình này để giúp đáp ứng nhu cầu xử lý các hoạt động kinh doanh như tạo khách hàng tiềm năng, quản trị hay lên lịch trình làm việc,…
- Manufacturing Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài thuộc lĩnh vực sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp hoàn thiện một sản phẩm.
- Project Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài theo dự án. Hình thức này được sử dụng trong trường hợp công ty thiếu người có chuyên môn hoặc thiếu thời gian để thực hiện dự án. Doanh nghiệp có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ dự án tùy theo nhu cầu và tài chính của công ty.
- Operational Outsourcing: Là hình thức thuê ngoài được ứng dụng trong khâu sản xuất với các dịch vụ bao gồm sửa chữa thiết bị.
- Local Outsourcing: Doanh nghiệp có thể lựa chọn một công ty thuê ngoài tại địa phương để hỗ trợ mình trong các công việc cần thiết.
- Offshore Outsourcing: Đây là hình thức thuê ngoài dịch vụ gia công tại các nước có khoảng có xa với doanh nghiệp.
- Nearshore Outsourcing: Đây là hình thức thuê gia công tại các nước láng giềng, giúp cho doanh nghiệp không bị chênh lệch về múi giờ quá nhiều.
Để có thể vận hành và quản lý công việc một cách “mượt”, đặc biệt là khi thuê nguồn nhân lực bên ngoài như Outsource rất cần có một công cụ quản lý công việc hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại trang web Vienix để biết thêm kiến thức hữu ích.
Ưu – Nhược điểm của Outsource
Các công ty Outsource thường sở hữu những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Chuyên môn cao: Các công ty Outsource thường là những đơn vị có chuyên môn cao trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Cho nên trình độ và kinh nghiệm của họ sẽ giúp mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp hơn là đội ngũ nhân viên nội bộ. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và có thể tập trung vào các nhiệm vụ khác quan trọng hơn.
- Giảm thiểu chi phí vận hành: Chi phí thuê dịch vụ bên ngoài thường thấp hơn so với chi phí đào tạo, hỗ trợ cho nhân viên nội bộ. Lý do là vì các công ty Outsource thường trang bị sẵn các thiết bị và nguồn lực liên quan để thực hiện công việc nên doanh nghiệp sẽ không cần phải tốn thêm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, khi thuê đơn vị từ bên ngoài, doanh nghiệp cũng không cần phải chi trả các khoản chi phí như bảo hiểm, lương thưởng như với nhân viên nội bộ,…
- Tiếp cận công nghệ hiện đại: Cập nhật công nghệ mới là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ mới thường rất tốn kém. Do đó, dịch vụ Outsourcing sẽ là giải pháp lý tưởng giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận công nghệ mới nhất mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều chi phí.
- Nâng cao hiệu suất lao động: Việc sử dụng nguồn lực từ bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tập trung vào các công việc quan trọng và đảm bảo tính bảo mật cao cho công ty. Khi hai bên cùng thực hiện công việc, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất lao động và đạt tiến độ kế hoạch đã đề ra
- Tiết kiệm không gian làm việc: Khi thực hiện thuê Outsource, doanh nghiệp sẽ không cần bố trí thêm không gian hay thiết bị cho nhân viên. Điều này rất có lợi cho các công ty có diện tích trụ sở hoặc văn phòng nhỏ.
- Đảm bảo công việc vận hành hiệu quả: Giữa doanh nghiệp và công ty Outsource sẽ ký kết một hợp đồng cung cấp dịch vụ. Vì thế các bên cần đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng. Bao gồm cả điều khoản đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn và chất lượng. Nếu thực hiện sai thì bên Outsource có trách nhiệm phải bồi thường cho bên doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng tính hiệu quả cho công việc và độ tin cậy trong mối quan hệ giữa hai bên.
- Tâm lý: Thông thường một trong những lý do chính khiến cho doanh nghiệp đi đến quyết định sử dụng dịch vụ thuê ngoài đó là do nguồn lực nội bộ của công ty còn yếu kém. Chính vì thế, điều này có thể góp phần tạo động lực cho nhân viên công ty tích cực trau dồi, phát triển bản thân để đáp ứng yêu cầu của công việc. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và ngày càng trở nên vững mạnh hơn.
Nhược điểm
- Vấn đề bảo mật: Bảo mật thông tin là vấn đề mà các doanh nghiệp thường quan tâm nhất khi quyết định Outsource. Mặc dù các công ty cung cấp dịch vụ Outsource đã cam kết sẽ không sử dụng hoặc tiết lộ thông tin của doanh nghiệp, nhưng nhiều doanh nghiệp lo ngại họ âm thầm sử dụng hoặc bán thông tin cho các đối thủ của doanh nghiệp.
- Trách nhiệm: Thực tế cho thấy, không phải công ty Outsource nào cũng có trách nhiệm và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Một số công ty Outsource thường không thực hiện công việc đúng thời hạn hoặc làm việc thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần cẩn trọng khi lựa chọn công ty để Outsource.
- Chất lượng: Trong quá trình chuyển giao công việc từ doanh nghiệp sang đơn vị thuê ngoài, có thể xảy ra tình trạng công ty Outsource chưa hiểu hết được mục đích và nội dung công việc. Điều này dẫn đến công ty thuê ngoài thực hiện công việc chưa đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp, từ đó khiến cho chất lượng công việc bị giảm sút và không đạt yêu cầu.
- Chi phí thuê: Mặc dù chi phí cho việc thuê các công ty Outsource thường thấp hơn so với việc doanh nghiệp tự thực hiện công việc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty thuê ngoài có thể phát sinh nhiều chi phí bất ngờ trong quá trình thực hiện. Nếu hợp đồng giữa hai bên không được chặt chẽ, bên doanh nghiệp có thể sẽ phải chi trả khoản phí thuê dịch vụ outsource cao hơn so với dự định ban đầu.
Trước khi sử dụng các dịch vụ đến từ các công ty Outsource, bạn cũng cần phải nắm rõ tình hình công ty mình như thế nào. Vẽ rõ về các vấn đề như tầm hình, sứ mệnh của doanh nghiệp để có một nền tảng vững chắc, sau đó hãy lựa chọn một nơi có dịch vụ Outsource uy tín để nâng cao chất lượng cho doanh nghiệp.
Product là gì?
Để phân biệt công ty Outsource và công ty Product, người đọc cần nắm được khái niệm công ty Product là gì.
Định nghĩa về làm Product
Product là một khái niệm trái ngược hoàn toàn với Outsource, thường được dùng để chỉ những người lao động làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp, cống hiến công sức và thời gian của mình để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ cho chính công ty của họ.
Công ty Product là gì?
Công ty Product là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, phát triển, quảng bá và kinh doanh sản phẩm điện tử chính hãng của chính mình. Các sản phẩm này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trực tiếp (users) và tạo ra nguồn thu nhập chính cho công ty. Các công ty Product chỉ có doanh thu khi người tiêu dùng mua sản phẩm của họ.
Công ty Product
Các công ty Product thường sở hữu những ưu và nhược điểm riêng như sau:
Ưu điểm
- Khi làm việc tại công ty phát triển phần mềm in-house, bạn sẽ có cơ hội phát triển kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin và hiểu rõ quy trình quản lý cũng như triển khai dự án.
- Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, công ty in-house sẽ cung cấp cho bạn các khóa đào tạo từ cơ bản đến nâng cao.
- Bạn sẽ được tham gia vào quá trình sản xuất cũng như có quyền kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình.
- Nhân viên của công ty product thường gắn bó lâu dài vì công ty phát triển sản phẩm trong thời gian dài.
Nhược điểm
- Nếu bạn không có đủ kiến thức về chuyên ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ phải đối mặt với thách thức liên tục trong quá trình phát triển công nghệ. Bởi làm việc trong lĩnh vực lập trình đòi hỏi bạn phải có kế hoạch chi tiết và cẩn thận để đạt được kết quả tốt nhất.
- Doanh thu của công ty Product phụ thuộc chủ yếu vào sản phẩm, do đó tài chính của công ty có thể hạn chế.
Phân biệt công ty Product và Outsource
Có ba điểm khác biệt chính giữa công ty Product và công ty Outsource:
Về tính chất công việc
- Công ty Product thường tập trung nhiều vào việc xây dựng, phát triển và quảng bá sản phẩm của riêng mình để thu lợi nhuận. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình, từ việc lên ý tưởng đến phân phối sản phẩm cho người dùng cuối. Mỗi dự án của công ty Product thường diễn ra trong thời gian dài và được gắn liền với công ty.
- Công ty Outsource được các doanh nghiệp thuê để thực hiện các công việc cụ thể theo yêu cầu của khách hàng và không sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đó. Công ty Outsource có thể thực hiện đồng thời nhiều dự án và được trả tiền theo từng dự án sau khi hoàn thành.
Về đối tượng khách hàng
- Đối tượng khách hàng chính của công ty Product là người dùng cuối (end user). Mục đích của họ là cung cấp những sản phẩm hữu ích, dễ sử dụng và tiện lợi để làm hài lòng khách hàng.
- Nhóm khách hàng chính của công ty Outsource là những doanh nghiệp có nhu cầu thuê đơn vị bên ngoài để hỗ trợ thực hiện các công việc nội bộ. Chính vì thế mục đích của các công ty Outsource là cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu với mức ngân sách đã được thỏa thuận.
Về cách thức làm việc
- Tại công ty Product, một người có thể làm nhiều việc khác nhau và sáng tạo cách thức tốt nhất để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, nhưng cũng sẽ chịu trách nhiệm cho những quyết định đó.
- Tại công ty Outsource, nhân viên chỉ cần tập trung vào một chuyên môn của bản thân và được làm việc trong nhiều dự án khác nhau. Dù phải chịu áp lực về thời gian, nhân viên công ty Outsource không phải chịu trách nhiệm cho các quyết định và công việc của mình.
- Credit Default Swap - Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụng
- Những ảnh hưởng của AI đến ngành marketing trong tương lai - thách thức và cơ hội.
- Giới thiệu một số vật liệu kiến trúc theo hướng bền vững trong tương lai
- Cách GHI – ĐỌC dữ liệu từ tệp tin trong ngôn ngữ Java
- Tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán (Phần 2)