Unix là gì? Ưu và nhược điểm của Unix


nguồn: vietnix.vn

Android, IOS, Windows, Linux,… là những hệ điều hành được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh những hệ điều hành phổ biến này, Unix cũng đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hệ điều hành Unix này. Vậy Unix là gì? 

Unix là gì?

Unix là một hệ điều hành OS, một hệ thống ổn định, đa người dùng, đa tác vụ cho máy chủ, máy tính để bàn và máy tính xách tay. Unix được phát triển lần đầu tiên vào thập kỷ 60 và đã được cải tiến không ngừng kể từ đó.

Hệ thống Unix cũng có giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface – GUI) cung cấp một môi trường dễ sử dụng, tương tự như Microsoft Windows. Tuy nhiên, để sử dụng được hệ điều hành này bạn cần phải có một số kiến thức nền tảng liên quan. Tuy nhiên, những kiến thức này không có trong chương trình đồ họa, hoặc không có sẵn trong giao diện Windows.

Hiện nay, Unix có nhiều phiên bản khác nhau, mặc dù các phiên bản đều có những điểm tương đồng chung. Các phiên bản Unix phổ biến nhất hiện nay là Sun Solaris, GNU/Linux và MacOS X.

Lịch sử hệ điều hành Unix

Unix được ra đời từ công cuộc nghiên cứu của Ken Thompson và Dennis Ritchie – một nhóm lập trình viên với niềm đam mê to lớn, khát khao trong việc tiên phong tạo ra một sản phẩm công nghệ có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới. Năm 1960, tại một phòng nghiên cứu của AT&T của Mỹ, Thompson đã tạo ra Multics – một hệ điều hành khá đơn giản, và vì nhiều lý do khách quan nên hệ điều hành này đã không được ra mắt.

Sau đó, Thompson và Ritchie đã quyết tâm nghiên cứu và cho ra đời hệ điều hành Unics (Uniplexed Information and Computing Service), sau cùng đổi tên là Unix. Hệ điều hành này từ khi ra mắt đã nhận được nhiều sự quan tâm và trở thành công cụ cực kì đắc lực trong các dự án nghiên cứu cũng như được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào kinh doanh. 

Lịch sử hệ điều hành Unix
Lịch sử hệ điều hành Unix

Giữa những năm 1970, Ritchie đã nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ lập trình C. Rất nhanh sau đó ngôn ngữ này đã trở thành phần không thể thiếu của Unix. Đặc biệt hơn là Unix được xem như một trong những hệ điều hành viết bằng ngôn ngữ lập trình C đầu tiên và còn có thể được cài trên hầu như tất cả máy tính sử dụng trình biên dịch C.

Đến thời điểm hiện tại, Unix đã trải qua nhiều giai đoạn cải tiến và sự phát triển qua các biến thể, với các hệ điều hành như Linux và MacOS đều chạy trên nền Unix. Điều này chứng tỏ rằng Unix đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển các khái niệm và kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Dưới đây tóm tắt các mốc thời gian của những thay đổi quan trọng của hệ điều hành này:

1969 Ken Thompson và Dennis Ritchie nghiên cứu và cho ra mắt Unics
1971 Dennis Ritchie viết thành công ngôn ngữ lập trình C
1973  Unics được viết lại bằng ngôn ngữ C
1974 University of California, Berkeley, bắt đầu phát triển phiên bản Berkeley Software Distribution (BSD), tạo điều kiện cho sự phát triển rộng rãi của Unix
1983 Dự án GNU (GNU’s Not Unix) ra đời nhằm hoàn chỉnh hệ điều hành với các phần tử không chứa mã nguồn đóng
1991 Linus Torvalds phát triển hạt nhân Linux, một nhân tố rất quan trọng của hệ điều hành Linux
2000 Linix, FreeBSD, MacOS là những phiên bản UnixOS hiện đại, được phát triển và cải tiến thêm

Ưu điểm của Unix là gì?

Ứng dụng trên các sàn thương mại điện tử

Nhiều cửa hàng trực tuyến lớn sử dụng máy chủ Unix hoặc Linux để lưu trữ các trang web của họ. Unix cũng đã được sử dụng để quản lý điện thoại di động và thiết bị điện tử.

Ứng dụng trên các sàn thương mại điện tử
Ứng dụng trên các sàn thương mại điện tử

Portable

Vì Unix được tạo ra từ việc sử dụng ngôn ngữ C nên đây là một hệ điều hành có tính linh hoạt cao. Người dùng có thể sử dụng hệ điều hành này trên bất kỳ PC hoặc máy tính Mac nào. Ngôn ngữ C được xem là ngôn ngữ lập trình đầu tiên cũng như phổ biến nhất. Tính linh hoạt của C là một trở ngại khó khăn đối với các lập trình viên để có thể thành thạo hay trở thành một chuyên gia. Mặc dù vậy, người dùng hay các developer vẫn có thể thực hiện các thao tác cơ bản một cách dễ dàng. 

Sử dụng bộ nhớ

Một ưu điểm đáng kể đến khác của Unix là việc hệ điều hành này sử dụng tương đối ít bộ nhớ hơn hẳn khi chạy những chương trình phức tạp. Ngoài ra, Unix còn có khả năng xử lý tương đối tốt bộ nhớ ảo.

Chính vì những điều đó mà Unix được tối ưu hóa để sử dụng ít tài nguyên hơn trong hầu hết các tác vụ. Điều này có nghĩa là khi thực hiện các công việc, hệ điều hành này sẽ tiêu tốn ít năng lượng và tài nguyên khác, giúp tối ưu hóa hiệu suất toàn diện của hệ thống.

Ít code để thực thi hơn

Trong GUI (giao diện người dùng đồ họa), đôi khi chúng ta cần nhiều lần nhấp chuột để thực hiện một số tác vụ cụ thể nhưng trong Unix, có thể chỉ cần viết một lệnh trong CLI (giao diện dòng lệnh) để thực hiện tác vụ đó. Có thể thấy, đặc điểm tối ưu này đã giúp Unix dễ thực thi và tốn ít thao tác hơn rất nhiều.

Ít code để thực thi hơn
Ít code để thực thi hơn

File được sử dụng ở mọi nơi

Đồng nghĩa là tất cả các thiết bị và thiết bị đầu cuối đều được lưu trữ trong tệp. Do đó, làm việc với các file trong hệ điều hành trở nên nhanh chóng và có thể dễ dàng quản lý bằng Unix.

Lưu trữ web an toàn, miễn phí

Hệ điều hành Unix hoàn toàn miễn phí và an toàn nên được các công ty lưu trữ web ưu ái sử dụng rộng rãi. Nhiều máy chủ lưu trữ web sử dụng các tiện ích như DNS (Hệ thống phân giải tên miền), DHCP (Giao thức cấu hình động máy chủ) và máy chủ web.

An toàn và bảo mật

Unix cung cấp một nền tảng an toàn và bảo mật, trong đó nhiều người dùng có thể tương tác trực tuyến với các server mà không gặp bất kỳ vấn đề bảo mật nào. Bên cạnh đó, Unix còn sử dụng UID và GID để kiểm soát quyền đối với người dùng và các tệp được người dùng truy cập thông qua các quyền này.

Unix đảm bảo an toàn và bảo mật
Unix đảm bảo an toàn và bảo mật

Không cần chống virus

Có thể bạn chưa biết, nhưng Chrome OS, macOS, Linux, Ubuntu và Android được phát triển bằng cách sử dụng hệ điều hành Unix. Hệ điều hành này được coi là an toàn trước bất kỳ loại virus nào. Người dùng không cần cài đặt bất kỳ chương trình chống virus nào trong Chrome khi sử dụng. Bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin tích lũy cho mình.

Tương tác với người dùng

Hiện nay, có rất nhiều máy chủ trực tuyến không có sự tương tác của người dùng. Đặc biệt Unix đã giải quyết được vấn đề đó khi trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho các máy và thiết bị không có hoặc có ít các tương tác của người dùng. Ngoài ra, hệ điều hành này có thể quản lý hoạt động tự động của các hệ thống rất tốt.

Hỗ trợ nhiều người dùng

Trong Unix, người dùng cần có mật khẩu và tên đăng nhập để sử dụng hệ điều hành. Do đó, mọi file đều được bảo vệ khỏi việc sử dụng trái phép. Hơn nữa, Unix còn cho phép nhiều người dùng đăng nhập vào hệ thống và sử dụng hệ điều hành khi cần.

Hỗ trợ mạng lưới đa người dùng
Hỗ trợ mạng lưới đa người dùng

Ví dụ: Trong Server RDP và VPS (Máy chủ riêng Ảo). Nhiều người dùng có thể đăng nhập vào hệ thống và mỗi lần đăng nhập như vậy đều được cấp quyền truy cập các tệp riêng tư. Bên cạnh đó, mỗi người dùng đều có một hệ thống kiểm soát quyền truy cập để họ có thể truy cập các file một cách an toàn.

Tất cả người dùng có thể mở nhiều ứng dụng cùng lúc và rất ít khả năng hệ thống có thể gặp sự cố. Chủ sở hữu hệ thống có khả năng phân quyền linh hoạt cho tất cả người dùng, từ đó mà khả năng kiểm soát cũng như quản lý file được chặt chẽ hơn.

Chuỗi lệnh và tiện ích

Nếu người dùng muốn đặt văn bản bên trong dữ liệu nhị phân và cố gắng fetch văn bản thì có thể sử dụng các lệnh chuỗi và tiện ích. Hơn nữa, bạn cũng có thể kết hợp các lệnh nhỏ thành các lệnh phức tạp bằng cách sử dụng các lệnh chuỗi này. Hiện tại, có hơn 400 lệnh và tiện ích trong Unix có thể đáp ứng cho nhu cầu thực hiện tất cả các loại tác vụ.

Nhiều chuỗi lệnh và tiện ích
Nhiều chuỗi lệnh và tiện ích

Trông giống như MS-DOS

Nếu người dùng đã có kinh nghiệm sử dụng MS-DOS trong Windows thì sẽ càng dễ dàng sử dụng Unix, vì cách sử dụng các lệnh và giao diện người dùng khá giống với MS-DOS.

Đa nhiệm

Người dùng có thể mở nhiều chương trình trong hệ điều hành Unix và tất cả các chương trình hoạt động song song bằng công nghệ đa xử lý.

Module

Các tiện ích trong Unix được tạo ở dạng module. Do vậy, nếu người dùng là một lập trình viên thì có thể tạo các chương trình nhỏ ở dạng module và sau đó hợp nhất chúng lại với nhau. Khi đó, tất cả các module sẽ hoạt động nhất quán trong toàn hệ thống.

Các tiện ích trong Unix được tạo ở dạng module
Các tiện ích trong Unix được tạo ở dạng module

Mã nguồn có thể đọc được

Vì hầu hết code được viết bằng ngôn ngữ C đều có sẵn dưới dạng mã nguồn mở nên bất kỳ người dùng nào cũng có thể xem và phân tích. Mã nguồn được viết bằng tiếng Anh nên nếu người dùng có nhu cầu sửa đổi sẽ cần hiểu cơ bản về lập trình cũng như là khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở mức trung bình khá trở lên.

Nhiều nhà cung cấp và có chuyên gia

Unix có nhiều nhà cung cấp và tiêu chuẩn phổ biến bao gồm POSIX, AIX và HP-UX. Hơn nữa, Unix đã có lịch sử hơn 50 năm tuổi nên dĩ nhiên sẽ có rất nhiều chuyên gia phát triển có kiến thức, nền tảng giúp người dùng giải quyết vấn đề trong hệ điều hành. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm hiểu thông tin về Unix đối với các nhà phát triển cũng cao vì hầu hết các ứng dụng dựa trên đám mây đều chạy trên Unix. Một điểm quan trọng khác là online server và hệ điều hành trên di động (Mobile OS) như Android cũng được phát triển trong Unix.

Nhiều nhà cung cấp và chuyên gia am hiểu về Unix

Nhiều varian (biến) có sẵn

Trong Unix, có nhiều loại biến thể có sẵn với những đặc điểm và mục đích riêng biệt, do vậy, người dùng có thể cân nhắc đặc điểm, tính năng và lựa chọn bất kì hệ điều hành sau: 

  • Ubuntu: đây là phiên bản phổ biến nhất, nổi bật vì dễ sử dụng và mang đến sự ổn định lâu dài
  • MacOS: hệ điều hành được phát triển bởi Apple, được thiết kế nhằm tích hợp với các sản phẩm và dịch vụ của Apple cũng như mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
  • Fedora: ra đời từ cộng đồng hỗ trợ và được tài trợ bởi Red Hat. Fedora hướng đến việc tạo ra các công nghệ mới nhất cũng như là nền tảng thử nghiệm cho các công nghệ mới sắp tới của Red Hat Enterprise Linux.

Được sử dụng trong một tổ chức lớn

Unix được sử dụng trong các trường đại học, phòng thí nghiệm nghiên cứu, trường cao đẳng và các tổ chức chính phủ lớn. Nhiều sinh viên và nhà nghiên cứu sử dụng Unix để nghiên cứu cũng như là tích lũy kiến thức chuyên môn về việc sử dụng hệ điều hành này. Unix được coi là hệ điều hành đầu tiên sử dụng trình soạn thảo toàn màn hình, cũng vì thế mà và việc chỉnh sửa mã trực tuyến của nhiều người trở nên dễ dàng trong Unix.

Unix được sử dụng trong các trường đại học, phòng thí nghiệm nghiên cứu, trường cao đẳng và các tổ chức chính phủ lớn
Unix được sử dụng trong các trường đại học, phòng thí nghiệm nghiên cứu, trường cao đẳng và các tổ chức chính phủ lớn

Ngoài ra, Unix còn có một số tính năng khác như:

  • Miễn phí.
  • Hệ thống file được phân cấp, theo đó việc truy cập và truy xuất file trở nên dễ dàng.
  • Hiệu suất tốt hơn Windows NT.
  • Truy cập cơ sở dữ liệu ổn định.
  • Xử lý tốt hơn internet và mạng nội bộ trong máy chủ.
  • Internet-client và file server được quản lý tốt hơn bằng cách sử dụng Java trong UNIX.

Nhược điểm của Unix

Không thân thiện với người dùng

Người mới dùng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng UNIX. Hầu hết công việc trong UNIX được thực hiện bằng cách sử dụng các lệnh trong CLI nên người mới bắt đầu phải nhớ một loại lệnh khác. UNIX chỉ được tạo ra cho các lập trình viên chứ không phải cho những người mới bắt đầu. Một số người có kinh nghiệm cũng cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng các lệnh vì một số lệnh rất khác so với tên của chúng.

Ít tài liệu liên quan

Không có bất kỳ tài liệu thích hợp nào liên quan đến UNIX. Nếu người dùng gặp bất kỳ vấn đề nào thì họ phải tham khảo ý kiến và tìm kiếm sự hỗ trợ ​​của các chuyên gia. Việc tìm kiếm tài liệu trực tuyến để giải đáp những thắc mắc cho các vấn đề này là rất khó. Với Windows và macOS thì người dùng sẽ thấy dễ dàng để làm theo các tài liệu trực tuyến phù hợp, nhưng UNIX thì không.

Các lệnh khó hiểu

Hầu hết các lệnh trong UNIX sử dụng các từ khó hiểu. Người dùng bình thường khó có thể hiểu được cách làm việc của lệnh. Một số lệnh sử dụng các ký tự đặc biệt và việc hiểu các lệnh đối với các lập trình viên chưa có quá nhiều kinh nghiệm trở nên khó khăn.

Câu lệnh trong Unix phức tạp
Câu lệnh trong Unix phức tạp

Nếu người dùng sử dụng bất kỳ ký tự sai nào trong lệnh thì hệ thống sẽ bắt đầu thực hiện các công việc không xác định như xóa hoặc thay đổi một số dữ liệu từ máy tính. Một số lệnh trong UNIX hoạt động kết hợp với các lệnh khác, nên nếu quên một lệnh nào đó thì công việc không thể hoàn thành.

Khó khăn trong học hỏi

Các lệnh trong UNIX khó hơn nhiều so với các lệnh trong Windows MS-DOS và macOS, điều này khiến việc nhớ các lệnh cũng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, mỗi khi gặp vấn đề hay sử dụng bất kỳ lệnh phức tạp nào, người dùng đều phải xem qua tài liệu khá kỹ lưỡng. 

Hệ điều hành UNIX mới đi kèm với GUI nhưng hầu hết công việc được thực hiện bằng CLI. Tuy nhiên, các ứng dụng và phần mềm trong UNIX cũng không quá phổ biến nên cần phải tìm hiểu trước khi sử dụng phần mềm này.

Các lệnh trong UNIX khó hơn nhiều so với các lệnh trong Windows MS-DOS và macOS
Các lệnh trong UNIX khó hơn nhiều so với các lệnh trong Windows MS-DOS và macOS

Ngoài ra, UNIX còn có một số nhược điểm khác:

  • Một số trình điều khiển không có sẵn cho phần mềm.
  • Giao diện người dùng không quá hấp dẫn.
  • Một số biến thể yêu cầu sử dụng hầu hết bộ nhớ.
  • Ít trò chơi hơn Windows và macOS. Vì UNIX có ít người dùng hơn nên hầu hết các công ty trò chơi không sản xuất trò chơi cho UNIX.

Hệ điều hành Unix chứa một hệ thống tập tin chính duy nhất mà các chương trình sử dụng để giao tiếp với nhau. Đây chính là lý do vì sao lại có sự xuất hiện của thuật ngữ “everything is a file” trên hệ điều hành Linux.

Unix bao gồm một số thiết bị phần cứng và các tệp phần mềm đặc biệt giúp cung cấp thông tin hệ thống hoặc các dữ liệu khác. Đó cũng là lý do tại sao chỉ có hệ điều hành Windows có ký tự các ổ đĩa khác nhau, đây là một đặc điểm được thừa hưởng từ hệ điều hành DOS. Còn trên các hệ điều hành khác như Unix, mọi tệp trên hệ thống đều chỉ thuộc một thư mục duy nhất.

Cấu trúc hệ điều hành Unix

Hệ điều hành này Unix được tạo thành từ ba phần: Kernel, Shell và Program (các chương trình).

Kernel

Kernel là trung tâm của hệ điều hành có nhiệm vụ phân bổ thời gian và bộ nhớ cho các chương trình cũng như là xử lý các thư mục, thông tin liên lạc để đáp ứng các lệnh gọi của hệ thống.

Sau đây là ví dụ minh họa về cách mà Shell và Kernel làm việc cùng nhau: Giả sử người dùng gõ rm myfile (có tác dụng xóa tệp myfile). Shell tìm kiếm file chứa chương trình rm, sau đó yêu cầu Kernel, thông qua các hệ thống gọi thực thi chương trình rm trên myfile. Khi quá trình rm myfile chạy xong, shell sau đó trả về Unix prompt % cho người dùng, cho biết rằng mình đang đợi các lệnh tiếp theo.

Kernel là trung tâm của hệ điều hành có nhiệm vụ phân bổ thời gian và bộ nhớ
Kernel là trung tâm của hệ điều hành có nhiệm vụ phân bổ thời gian và bộ nhớ

Shell

Shell hoạt động như một giao diện giữa người dùng và Kernel. Khi người dùng đăng nhập, chương trình đăng nhập sẽ kiểm tra tên người dùng và mật khẩu, sau đó khởi động một chương trình khác được gọi là Shell. Đây là một giao diện dòng lệnh (Command Line Interpreter – CLI), dùng để diễn giải các lệnh mà người dùng nhập vào và sắp xếp để chúng được thực hiện. Các lệnh chính là các chương trình: Khi kết thúc, Shell cung cấp cho người dùng một lời nhắc khác.

Shell hoạt động như một giao diện giữa người dùng và Kernel
Shell hoạt động như một giao diện giữa người dùng và Kernel

Người dùng thành thạo có thể tùy chỉnh Shell của riêng mình và có thể sử dụng các Shell khác nhau trên cùng một máy. Hầu hết các tài khoản đều có bash shell theo mặc định. Các tài khoản trên hpc-class use shell được chỉ định tại https://asw.iastate.edu/cgi-bin/acropolis/user/shell.

Các shell bash và tcsh có một số tính năng nhất định để giúp người dùng nhập lệnh:

  • Filename Completion: Bằng cách nhập một phần tên của lệnh, tên file hoặc thư mục và nhấn phím [Tab], Shell sẽ tự động hoàn thành phần còn lại của tên. Nếu Shell tìm thấy nhiều hơn một tên bắt đầu bằng những chữ cái đã nhập thì sẽ phát ra tiếng bíp, nhắc người dùng nhập thêm một vài chữ cái trước khi nhấn lại phím Tab.
  • History: Shell lưu danh sách các lệnh đã nhập. Nếu cần lặp lại lệnh, hãy sử dụng con trỏ để cuộn lên và xuống danh sách hoặc nhập lịch sử cho danh sách các lệnh trước đó.

File và process

  • Mọi thứ trong Unix đều là file hoặc process.
  • Process là một chương trình đang thực thi được xác định bởi một PID (mã định danh quy trình) duy nhất.
  • File là một tập hợp dữ liệu. Chúng được tạo bởi người dùng bằng cách sử dụng trình soạn thảo văn bản, trình biên dịch đang chạy,…

Ví dụ về file:

  • Document (báo cáo, tiểu luận, bài báo,…).
  • Văn bản của một chương trình được viết bằng một số ngôn ngữ lập trình cấp cao.
  • Những hướng dẫn có thể hiểu trực tiếp đối với máy và không thể hiểu được đối với người dùng bình thường. Ví dụ: Một tập hợp các chữ số nhị phân (một tệp thực thi hoặc nhị phân).
  • Một thư mục chứa thông tin về nội dung, có thể là một tập hợp của các thư mục khác (thư mục con) và các tệp thông thường.

Cấu trúc thư mục

Tất cả các file được nhóm lại với nhau trong cấu trúc thư mục. Hệ thống file được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp, giống như một cái cây ngược. Phần trên cùng của cấu trúc phân cấp theo truyền thống được gọi là root (được viết dưới dạng dấu gạch chéo / ).

Cấu trúc của Unix
Cấu trúc của Unix

Tại sao Unix lại quan trọng?

Hệ điều hành Unix có tác động thúc đẩy sự phát triển tích cực của mạng Internet, cũng như biến đổi hệ thống điện toán thành trung tâm Internet. Ngoài ra, Unix xem tất cả các kiểu tệp là những byte array đơn giản, từ đó cđưa ra một mô hình tệp ít phức tạp hơn so với những hệ điều hành khác.

Một trong những yếu tố chính giúp Unix trở nên phổ biến hơn nhờ có hệ thống tệp phân cấp với các thư mục con được lồng ghép tùy ý. Trong khi đó, trước đây, tất cả các hệ điều hành không có cấu trúc thư mục phân cấp và chỉ có thể lưu trữ theo khu vực ở một số thiết bị cố định. Sự thay đổi này đã giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm tệp và thư mục, tạo nên sự tiện lợi và linh hoạt trong việc quản lý thư mục và tệp, từ đó tăng tính linh hoạt và sự tiện ích của hệ thống.

Hệ điều hành Unix có tác động thúc đẩy sự phát triển tích cực của mạng Internet
Hệ điều hành Unix có tác động thúc đẩy sự phát triển tích cực của mạng Internet

Các nhà phát triển Unix là những người đầu tiên tạo ra khái niệm đưa module hóa và tính năng tái sử dụng tài nguyên vào công nghệ phần mềm. Điều này đã giúp thúc đẩy các cải tiến tool phần mềm hiện nay. Ngoài ra, họ cũng tạo nên các quy tắc giao tiếp trong phát triển phần mềm, đặt ra triết lý lý thuyết Unix – tác động lớn đến cộng đồng CNTT.

Tác động của Unix

Unix là hệ điều hành có tác động rất lớn đến các chương trình máy tính hiện nay và có thể được ghi nhận là cơ sở cho những điều sau: Sử dụng các loại ngôn ngữ cấp cao trên hệ điều hành; sử dụng hệ thống tệp phân cấp; tạo ra các cú pháp cho các biểu thức chính quy và được sử dụng rộng rãi; giúp ngôn ngữ lập trình C, C++ trở nên phổ biến hơn. 

Tác động của Unix
Tác động của Unix

Đồng thời, Unix góp phần vào sự bùng nổ của Internet bằng cách khiến cho giao thức TCP/IP được phổ biến trở nên rộng rãi hơn, thúc đẩy phong trào cung cấp phần mềm miễn phí. Hiện nay, các hệ điều hành miễn phí giống với Unix như BSD và Linux cũng đang nắm giữ một thị phần không hề nhỏ trên thị trường.

Hệ điều hành Unix khác gì với Linux?

Điểm giống nhau

Unix và Linux là hai hệ điều hành nổi tiếng trên toàn thế giới và có những nét tương đồng nhất định, có thể kể đến những điểm nổi bật sau đây:

  • Unix và Linux đều có tính năng hỗ trợ nhiều thiết bị khác nhau
  • Đều dùng bộ lệnh Unix tiêu chuẩn
  • Là những hệ điều hành đa nhiệm, đa người dùng, phát triển dựa trên Unix

Điểm khác biệt

  Unix Linux
Mã nguồn Mã nguồn không có sẵn Mã nguồn sẵn có
Tính di động Không có tính di động Có tính linh hoạt, di động
Giao diện Giao diện dòng lệnh Giao diện dòng lệnh, giao diện đồ họa
Yêu cầu về thiết bị Được dùng trong hệ thống máy chủ, máy tính cấu hình mạnh, máy tính chính Không phân biệt, dù là máy tính nào cũng có thể cài được
Phiên bản Có các phiên bản như HP-UX, IRIS,… Có đa dạng nhiều phiên bản như OpenSure, Solaris, Ubuntu,…
Chi phí Tốn nhiều chi phí để cài đặt vì đòi hỏi phải có các mạch phần cứng cụ thể Không tốn nhiều chi phí cũng như không đòi hỏi phải có phần cứng cụ thể
Nhà phát triển Được nghiên cứu và phát triển bởi công ty AT&T Được hình thành từ sự phát triển của cộng đồng Linux
Hệ thống tập tin được hỗ trợ Số lượng các hệ thống tập tin được hỗ trợ có hạn chế, bao gồm: xfs, vxfs, hfx, js, zfs, gps Số lượng hệ thống tập tin được hỗ trợ đa dạng hơn, bao gồm: ext4, ufs, nfs, xfs, cramfsm ext3, autofs, devpts,…
Đối tượng sử dụng Thường được sử dụng bởi trường đại học, doanh nghiệp,… Thường được dùng cho máy tính cá nhân, thiết bị nhúng, máy chủ,…
Giấy phép Mã nguồn mở Độc quyền

Câu hỏi thường gặp

Hệ điều hành Unix và Linux là gì?

Unix được biết đến là hệ điều hành đa người dùng, đa nhiệm, được sử dụng trên nhiều nền tảng, nghiên cứu và cho ra đời bởi Ken Thompson, Dennis Ritchie vào năm 1970. Mục đích ban đầu của Unix là dùng cho mainframe, máy tính mini, nhưng sau quá trình phát triển, Unix được port sang máy tính cá nhân và trở thành hệ điều hành phổ biến với các tổ chức lớn. Còn Linux được nghiên cứu và phát triển bởi Linus Torvalds năm 1991, là một hệ điều hành mã nguồn mở phát triển dựa trên Unix, cấp theo giấy phép GPL. Sở dĩ Linux có một vị thế lớn mạnh là vì nhiều ưu điểm vượt bậc, có thể kể đến như hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, có thể cấu hình và tùy chỉnh một cách đơn giản, linh hoạt.

 

Lời kết

Unix có nhiều biến thể nhưng hệ điều hành này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi so với hệ điều hành Windows. Hy vọng với bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về Unix là gì cũng như các thông tin liên quan đến hệ điều hành này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.