Bitbucket là gì? Một số tính năng quan trọng của Bitbucket
Nguồn: Vietnix.vn
Bitbucket là gì?
Bitbucket là một hệ thống quản lý kho lưu trữ Git (Git repository), được phát triển đặc thù cho các nhóm lập trình. Hub trung tâm – nơi xử lí mọi Git repository, sẽ được gộp chung vào source code trong suốt quá trình develop. Bitbucket thuộc sở hữu của Atlassian cùng với Confluence, Jira…Các công cụ này được tạo ra nhằm hỗ trợ các nhóm công nghệ khám phá hết tiềm năng của mình.
Bitbucket có thể được deploy dựa trên ba mô hình: Bitbucket cloud, Bitbucket data center và Bitbucket Server.
Bitbucket được thành lập bởi Jesper Nøhr năm 2008 lúc này chỉ là một công ty độc lập. Đến ngày 29 tháng 9 năm 2010, Bitbucket được Atlassian mua lại và được update thêm tính năng Git Repository. Bitbucket hỗ trợ cho cả Git và Mercurial VCS, được viết bằng phần mềm Python có thể dùng trên hệ điều hành Windows, MacOS và cả các app trên Android.
Pipeline Bitbucket là gì?
Pipeline Bitbucket là một công cụ được tích hợp sẵn vào Bitbucket giúp hỗ trợ tự động hóa các quy trình làm việc (CI/CD). Với công cụ này bạn có thể tự động hóa các giai đoạn xây dựng, kiểm tra và triển khai mã code.
Dưới đây là vài cách thức mà công cụ Pipeline Bitbucket nâng cao hiệu suất công việc:
- Tự động xây dựng mã: Mỗi lần có các cập nhật trong kho lưu trữ, công cụ sẽ tự động xây dựng mã, đảm bảo mã luôn được cập nhật và sẵn sàng triển khai mọi lúc.
- Kiểm tra tự động: Công cụ này tự động thực hiện các bài kiểm tra thử đơn vị và tích hợp để xác định và khắc kịp thời các lỗi trong mã, giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm.
- Triển khai tự động: Với tính năng tự động của công cụ, mã của bạn sẽ được chuyển đến môi trường sản xuất nhanh chóng và chính xác, ít rủi ro và tốc độ triển khai nhanh chóng.
Pipeline Bitbucket còn cho phép bạn sử dụng các tập lệnh của YAML để cấu hình quy trình làm việc một cách dễ dàng và hiệu quả, giúp bạn có thể tự động hóa mọi tác vụ trong quy trình phát triển phần mềm.
Giới thiệu 7 tính năng nổi bật của Bitbucket
Bitbucket với nhiều tính năng nổi và quan trong hỗ trợ rất nhiều cho các developer, ngoài ra còn các cá nhân hay tổ chức khác. Dưới đây là một số tính năng mà bạn cần phải biết về Bitbucket:
1. Private Repository (Kho lưu trữ riêng tư)
Kho lưu trữ này bảo mật mã nguồn của bạn, chỉ cho phép cho phép những người mà bạn cho quyền truy cập. Đây đặc biệt quan trọng cho các dự án đang ở giai đoạn đầu hoặc cần bảo mật cao.
2. Omnibar
Đây là một thanh công cụ giúp cho bạn tìm kiếm nhanh chóng các kho lưu trữ, tệp tin, commit và các vấn đề. Với Omnibar bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và thuận tiện tìm ra những thông tin cần thiết.
3. Giao diện thân thiện
Bitbucket có giao diện người dùng trực quan, thân thiện ngay cả với người mới. Giao diện này giúp bạn dễ dàng khám phá và thao tác trên kho lưu trữ của mình.
4. Binary Snippets
Tính năng này cho phép bạn lưu và chia sẻ mã nhị phân như hình ảnh, âm thanh và video. Binary Snippets là công cụ hỗ trợ chia sẻ với đồng đội một cách thuận tiện.
5. App quản lý độc lập
Bitbucket cung cấp loạt ứng dụng đa dạng giúp bạn quản lý kho lưu trữ hiệu quả hơn, bao gồm các tính năng như theo dõi thời gian, quản lý vấn đề và tích hợp với công cụ khác.
6. Thỏa thuận trực tuyến
Đây là một tính năng cho phép bạn thảo luận mã ngay trong Bitbucket với các đồng nghiệp, thúc đẩy giao tiếp và hợp tác hiệu quả hơn trong nhóm.
7. Phím tắt tiện ích
Bitbucket cung cấp nhiều phím tắt giúp bạn nhanh chóng thực hiện các thao tác, tiết kiệm thời gian. Danh sách phím tắt có sẵn trong tài liệu của Bitbucket.
Tầm quan trọng của Bitbucket đối với developer
Vậy những đặc điểm nổi bật của Bitbucket là gì để có thể chiếm một chỗ đứng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, khắt khe của các nhóm developer? Điểm qua một số tính năng có thể hỗ trợ nhiều trong công việc developer:
- Review code, pull request, so sánh các branch khác nhau ở một cấp độ tổ chức. Đây cũng là những tính năng nổi trội nhất của Bitbucket.
- Smart Mirror tăng tốc độ trong hệ phân tán và các tác vụ như clone, fetch. Đồng thời, tính đồng bộ và bảo mật của công việc cũng được kiểm tra dựa trên lịch sử.
- Giới hạn cho năm người dùng, cung cấp các kho lưu trữ riêng miễn phí không giới hạn.
- Các tool được tích hợp bởi Jenkins, Jira và Bamboo.
- External Authentication được hỗ trợ qua Facebook, Twitter, Google và GitHub.
- Linh hoạt hơn, cải thiện workflow.
- Mỗi mô hình workflow tương ứng với các phiên bản khác nhau của hệ thống điều khiển. Có thể import code từ CodePlex, HG, SourceForge, SVN và Git.
- Một tài khoản độc lập trên một nền tảng khiến mọi thứ dễ dàng hơn nhờ việc Bitbucket tạo ra nhiều repository riêng tư theo yêu cầu và miễn phí hoàn toàn cho năm repository.
Ưu và nhược điểm của Bitbucket
Bitbucket là một hệ thống quản lý với nhiều đặc điểm vượt trội. Tuy nhiên cũng có những điều bất lợi khi sử dụng Bitbucket. Đầu tiên cùng tìm hiểu về một số ưu điểm của Bitbucket là gì?
Ưu điểm Bitbucket
- Hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau.
- Cho phép người dùng đăng ký tài khoản cá nhân trên website chính thức.
- Chủ yếu dựa vào cơ chế kiểm soát code (Source code management – SCM).
- Các developer có thể chia sẻ và bình luận về các Git repository.
- Có thể phát triển các deployment thích ứng linh hoạt với mô hình nhóm.
- Bitbucket đơn giản hóa việc truy cập vào các repository, dù là private hay public.
- Lý tưởng cho các nhóm nhỏ và có hệ thống quản lý truy vấn mạnh mẽ.
- Hỗ trợ hiệu quả quá trình xác thực với các mạng xã hội.
- Tool tracking Jira với nhiều tính năng bởi Bitbucket.
- Tự do import các repository, có thể dễ dàng được ứng dụng trong giảng dạy.
- Bitbucket có thể tích hợp với nhiều công cụ khác như Slack và Confluence
- Bitbucket còn được hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, Python, JavaScript, C++ và C#.
Nhược điểm Bitbucket
- Chỉ có thể mở rộng cho 5 người dùng.
- Các mô hình lớn hơn cần thanh toán các gói tiện ích khác.
- Các repository được launch bằng ứng dụng ngoài, không ổn định được như GitHub. Thậm chí, quá trình có thể bị chậm lại với các tác vụ nặng.
- Gói trả phí của Bitbucket sẽ có giá cao cho các nhóm lớn hoặc cho các tổ chức
- Cộng đồng người dùng của Bitbucket nhỏ hơn so với Github, chính vì thế bạn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm trợ giúp nếu bạn gặp phải vấn đề.
Cách push code lên Bitbucket
Để upload mã nguồn lên Bitbucket, hãy làm theo 7 bước sau:
Bước 1: Tạo kho lưu trữ trên Bitbucket
- Đăng nhập vào Bitbucket và đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản.
- Tạo kho lưu trữ mới hoặc sao chép một kho lưu trữ đã có.
- Lấy URL của kho lưu trữ bạn vừa tạo.
Bước 2: Cài đặt Git trên máy tính
- Tải và cài đặt Git từ trang https://git-scm.com/downloads nếu chưa cài.
Bước 3: Tạo kho lưu trữ Git cục bộ:
- Mở Terminal hoặc Command Prompt.
- Đi đến thư mục chứa dự án mà bạn muốn upload lên Bitbucket.
- Sử dụng lệnh sau để tạo kho lưu trữ Git cục bộ:
git init
Bước 4: Thêm tệp vào kho lưu trữ Git cục bộ:
- Thêm tất cả các tệp của dự án vào kho bằng lệnh:
git add
- Hoặc thêm từng tệp cụ thể:
git add <ten-tep-tin-1> <ten-tep-tin-2> ...
Bước 5: Ghi nhận các thay đổi:
- Commit thay đổi với một thông điệp mô tả qua lệnh:
git commit -m "Mô tả thay đổi của bạn"
Bước 6: Kết nối kho lưu trữ Git cục bộ với Bitbucket:
- Dùng lệnh sau để liên kết kho lưu trữ Git của bạn với Bitbucket:
git remote add origin <URL-kho-luu-tru-Bitbucket>
Bước 7: Đẩy mã lên Bitbucket:
- Upload mã nguồn lên Bitbucket thông qua lệnh:
git push -u origin master
Lưu ý:
- Thay “<URL-kho-luu-tru-Bitbucket>” bằng URL thực tế của kho lưu trữ Bitbucket bạn.
- Thay “master” bằng tên nhánh mà bạn muốn đẩy mã lên.
So sánh Bitbucket và GitHub
GitHub là một code repository giống như Bitbucket. Hãy xem bảng so sánh nhỏ dưới đây:
Tính năng | Bitbucket | GitHub |
VCS được hỗ trợ | Mercurial, Git | Git |
Public Repositories | Miễn phí, không giới hạn số lượng | Miễn phí, không giới hạn số lượng |
Private repositories | Miễn phí tối đa 5 users. | Không giới hạn users với 7$/ tháng |
Tích hợp | Jira, Crucible, Jenkins, Bamboo | Asana, Zendesk, CloudBees, Travis, CodeClimate, AWS, Windows Azure, Google Cloud, and Heroku |
Host lưu trữ dự án phổ biến | Adium, Mailchimp, Opera, Python, Django | Bootstrap, Node,js, jQuery, Rails, Homebrew |
Tính năng mở rộng nổi bật | Spoon, Jira integration, External authentication via Github, Twitter, Facebook, Google | Xác nhận 2 lớp, Github Pages, Github Gists |
- Trong GitHub với nhiều tính năng và cho bạn lựa chọn workflow cho riêng mình, còn Bitbucket có tính năng built-in linh hoạt hơn.
- Bitbucket giúp bạn quản lý dễ dàng hơn khi chỉ có một tài khoản trên nền tảng. Bitbucket cho bạn số lượng private repo theo ý muốn và có thể share cho 5 người khác. Phân chia rõ ràng giữa dự án cá nhân và công việc hoặc cho các khách hàng khác nhau.
- Đầu tiên, source code của bạn đã được gắn với CI/CD trong Bitbucket. Bạn không cần bận tâm đến việc thiết lập, quản lý người dùng, repositories và máy chủ. Còn Github phải thiết lập theo từng trường hợp và thông tin được lưu trữ ở các công cụ khác nhau.
- Về giá thì GitHub miễn phí nhưng nhưng với điều kiện là bạn phải để ở chế độ public. Còn muốn để ở chế độ private thì bạn phải mất phí. Còn đối với Bitbucket khi sử dụng hoàn toàn miễn phí với 5 users và cô số private repo.
4 công cụ có thể thay thế Bitbucket
Bitbucket là một lựa chọn quen thuộc cho việc lưu trữ mã nguồn, tuy nhiên, có nhiều lựa chọn khác có thể thích hợp với nhu cầu của bạn. Dưới đây là bốn công cụ gợi ý và bạn có thể xem xét:
1. Gitlab
GitLab là một phần mềm phát triển phiên bản mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi trong lập trình phần mềm và quản lý dự án. Nó là một nền tảng mã nguồn mở cung cấp các tính năng cốt lõi như kiểm soát phiên bản Git, cho phép các nhóm làm việc cùng nhau một cách hiệu quả trên các dự án.
Đi sâu hơn, GitLab còn cung cấp các tính năng DevOps toàn diện, bao gồm tích hợp CI/CD, pipeline, theo dõi sự cố và đánh giá code. Điều này giúp các nhóm phát triển và triển khai phần mềm nhanh hơn, đồng thời cải thiện chất lượng của sản phẩm.
So với các nền tảng khác như GitHub, GitLab cung cấp một bộ tính năng toàn diện hơn, phù hợp với các dự án quy mô lớn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm
2. Github
GitHub là kho lưu trữ mã nguồn được nhiều nhà phát triển trên toàn cầu ưa chuộng. Nền tảng này mang đến nhiều tính năng như pull request, theo dõi vấn đề, wiki và cộng tác. GitHub cũng rất dễ sử dụng và hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình, cùng với các gói miễn phí cho kho công khai và gói trả phí cho kho riêng tư.
3. Launchpad
Launchpad là một nền tảng mã nguồn mở cung cấp các dịch vụ lưu trữ và phát triển phần mềm cho cả dự án miễn phí lẫn thương mại. Các tính năng chính bao gồm theo dõi vấn đề, wiki và dịch vụ dịch thuật, với giao diện đơn giản và dễ tiếp cận.
4. SourceForge
SourceForge là một nền tảng mã nguồn mở khác, chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trữ mã nguồn và phát triển phần mềm cho các dự án không thu phí. Nền tảng này bao gồm các tính năng như theo dõi vấn đề, wiki và diễn đàn, tuy nhiên giao diện của nó có phần lỗi thời và khó sử dụng hơn.
Lời kết
Thông qua việc tìm hiểu Bitbucket là gì và những lợi ích của nó, rõ ràng công cụ này tạo ra những giá trị tiềm năng đầy đơn giản và hiệu quả. Không những vậy, dựa vào khả năng mở rộng của nó, việc phân bổ nhiều dự án kinh doanh và cá nhân cũng có thể được triển khai một cách dễ dàng.