PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI TRONG KẾ TOÁN MỸ
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÓ ĐÒI- SO SÁNH GIỮA KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ MỸ
Nguyễn Thị Kim Hương- Giảng viên Trường Đào tạo Quốc tế- Đại học Duy Tân
Trong kế toán Mỹ, để xử lý nợ phải thu khó đòi, các doanh nghiệp có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp:
* Phương pháp xóa sổ trực tiếp: Theo phương pháp này khi xác định khoản nợ phải thu không đòi được và xóa sổ, kế toán sẽ định khoản:
Nợ TK Chi phí nợ xấu (Bad debt expense)
Có TK Phải thu khách hàng (Account receivable)
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các khoản nợ phải thu có giá trị nhỏ.
* Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi: Phương pháp này được thực hiện tương tự kế toán Việt Nam.
Cuối năm tài chính đầu tiên doanh nghiệp căn cứ vào quy định để xác định số nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng phải thu khó đòi và định khoản:
Nợ TK Nợ xấu (Bad debt expense)
Có TK Dự phòng phải thu khó đòi (allowance for doubtful account)
Đến cuối năn tài chính thứ n trở đi, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quy định để xác định số nợ phải thu khó đòi, so sánh với khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng ở năm trước trên số dư của TK 139.
Nếu số dự phòng phải lập của năm này nhỏ hơn số đã lập ở năm trước thì hoàn nhập dự phòng bằng định khoản:
Nợ TK Dự phòng phải thu khó đòi (allowance for doubtful account)
Có TK Nợ xấu (Bad debt expense)
Nếu số dự phòng phải lập của năm này lớn hơn số đã lập ở năm trước thì trích lập bổ sung dự phòng phải thu khó đòi bằng định khoản.
Nợ TK Nợ xấu (Bad debt expense)
Có TK Dự phòng phải thu khó đòi (allowance for doubtful account)
Khi xóa sổ nợ phải thu khó đòi thì kế toán sẽ định khoản:
Nợ TK Dự phòng phải thu khó đòi (allowance for doubtful account)
Có TK Phải thu khách hàng (Account receivable)
3. Xử lý thu hồi được nợ phải khu khó đòi đã xóa sổ trong kế toán Mỹ
Trong kế toán Mỹ, sau khi xóa sổ mà thu hồi được khoản nợ đó thì phải thực hiện bút toán khôi phục lại khoản nợ phải thu và ghi nhận số tiền thu hồi được bằng việc ghi giảm khoản phải thu. Cụ thể:
*Phương pháp xóa sổ trực tiếp:
- Bút toán khôi phục lại khoản nợ phải thu:
Nợ TK Phải thu khách hàng (Account receivable)
Có TK Chi phí nợ xấu (Bad debt expense)
- Khi thu được tiền:
Nợ TK Tiền
Có TK Phải thu khách hàng (Account receivable)
* Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi
- Bút toán khôi phục lại khoản nợ phải thu:
Nợ TK Phải thu khách hàng (Account receivable)
Có TK Dự phòng phải thu khó đòi (allowance for doubtful account)
- Khi thu được tiền:
Nợ TK Tiền
Có TK Phải thu khách hàng (Account receivable).
So với kế toán Viêt Nam thì việc ghi nhận khoản phải thu khó đòi bị xoá sổ và thu được nợ phải thu khách hàng sau khi xoá sổ trong kế toán Mỹ có tính chính xác và hợp lý cao hơn. Bởi vì thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trên báo cáo tài chính được phản ánh chính xác hơn.