Mục tiêu đào tạo


Chuẩn đầu ra gồm có 16 điểm trong 5 hạng mục chính bao gồm: Khả năng giao tiếp, Bối cảnh văn hóa, Thiết kế, Kỹ thuật và Thực hành chuyên môn. Chuẩn đầu ra bắt đầu bằng các kiến thức nền tảng và công nghệ và ngày càng mở rộng đến các mảng kỹ thuật chuyên nghiệp cũng như vai trò và trách nhiệm của kiến trúc sư trong cộng đồng.
Khi tốt nghiệp sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu của 16 điểm trong 5 hạng mục chính này:
A. [Khả năng giao tiếp]
01. Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Khả năng truyền tải ý tưởng kiến trúc ở cả phần viết và nói, bên cạnh đó còn có khả năng giao tiếp tiếng nước ngoài. 
02. Diễn họa kiến trúc bằng nhiều hình thức
Khả năng diễn đạt ý tưởng kiến trúc bằng nhiều hình thức khác nhau: Diễn hoạ, mô hình, bản vẽ kỹ thuật, văn viết cũng như bản vẽ kỹ thuật trên máy tính.
B. [Bối cảnh Văn hóa]
03. Kiến trúc, khoa học, công nghệ và mỹ thuật
Hiểu được mối quan hệ giữa kiến trúc, khoa học, công nghệ và mỹ thuật.
04. Lịch sử kiến trúc và truyền thống
Hiểu được lịch sử kiến trúc thế giới, kiến trúc Việt Nam và sự đa dạng của truyền thống.
05. Kiến trúc và xã hội
Hiểu được mối quan hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau của lịch sử, xã hội, khu vực và chính sách của lãnh đạo.
C. [Thiết kế]
06. Hình thức kiến trúc và tổ chức không gian
Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của hình khối và thiết kế 2D và 3D, các cách ghép khối trong kiến trúc và khả năng áp dụng các nguyên tắc này trong thiết kế một công trình kiến trúc.
07. Phân tích và lập kế hoạch thiết kế 
Khả năng thu thập thông tin và ví dụ mẫu liên quan đến các vấn đề thiết kế kiến trúc và lập các nhiệm vụ thiết kế dựa vào kết quả phân tích.
08. Chuẩn bị dữ liệu thiết kế của khu đất 
Khả năng thiết lập ý tưởng thiết kế dựa vào sự hiểu biết về lịch sử và văn hoá của khu đất; phân tích và đánh giá các vấn đề của hiện trạng một cách có hệ thống và áp dụng vào đồ án.
09. Thiết kế kiến trúc và đô thị
Hiểu được nguyên lý cơ bản của thiết kế nhà ở, quy hoạch chung và thiết kế đô thị. Khả năng nhận định vấn đề của đô thị và quy hoạch tổng thể. Tận dụng những điểm tốt vào quá trình thiết kế.
10. Thiết kế tích hợp
Khả năng nhận ra các yếu tố và các thành phần khác nhau hợp thành một công trình trong tất cả các giai đoạn; kết hợp các thành phần này vào trong thiết kế công trình; lập ra một tài liệu thiết kế với các giải thích ngữ nghĩa cần thiết.
D. [Kỹ thuật/Công nghệ]
11. Nguyên lý kỹ thuật kết cấu, cấu tạo công trình
Hiểu các hệ thống khác nhau của hệ thống kết cấu, cấu tạo và ứng dụng của nó trong thiết kế.
12. Hệ thống kiểm soát môi trường
Hiểu nguyên lý cơ bản của hệ thống môi trường và đánh giá phương pháp nhiệt, chiếu sáng, âm thanh, môi trường và quản lý năng lượng.
E. [Thực hành chuyên môn]
13. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm chuyên môn
Hiểu được vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và các điều khoản hành nghề bắt buộc đối với khách hàng và xã hội.
14. Thực hiện dự án và vai trò của Kiến trúc sư 
Hiểu vai trò của kiến trúc sư như: khả năng lãnh đạo, phối hợp và cộng tác vốn được yêu cầu trong tất cả các giai đoạn thiết kế.
15. Luật và quy chế xây dựng
Hiểu được luật xây dựng cũng như các quy chuẩn về an toàn và phúc lợi công cộng, các luật tài sản, quy chuẩn xây dựng công trình, thiết kế, xây dựng và hành nghề cũng như các trách nhiệm pháp luật của kiến trúc sư.
16. Năng lực học tập suốt đời
Có năng lực tự học và khả năng học tập suốt đời một cách chuyên nghiệp.
Chuẩn đầu ra gồm có 16 điểm trong 5 hạng mục chính bao gồm: Khả năng giao tiếp, Bối cảnh văn hóa, Thiết kế, Kỹ thuật và Thực hành chuyên môn. Chuẩn đầu ra bắt đầu bằng các kiến thức nền tảng và công nghệ và ngày càng mở rộng đến các mảng kỹ thuật chuyên nghiệp cũng như vai trò và trách nhiệm của kiến trúc sư trong cộng đồng.
Khi tốt nghiệp sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu của 16 điểm trong 5 hạng mục chính này:
A. [Khả năng giao tiếp]
01. Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Khả năng truyền tải ý tưởng kiến trúc ở cả phần viết và nói, bên cạnh đó còn có khả năng giao tiếp tiếng nước ngoài. 
02. Diễn họa kiến trúc bằng nhiều hình thức
Khả năng diễn đạt ý tưởng kiến trúc bằng nhiều hình thức khác nhau: Diễn hoạ, mô hình, bản vẽ kỹ thuật, văn viết cũng như bản vẽ kỹ thuật trên máy tính.
B. [Bối cảnh Văn hóa]
03. Kiến trúc, khoa học, công nghệ và mỹ thuật
Hiểu được mối quan hệ giữa kiến trúc, khoa học, công nghệ và mỹ thuật.
04. Lịch sử kiến trúc và truyền thống
Hiểu được lịch sử kiến trúc thế giới, kiến trúc Việt Nam và sự đa dạng của truyền thống.
05. Kiến trúc và xã hội
Hiểu được mối quan hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau của lịch sử, xã hội, khu vực và chính sách của lãnh đạo.
C. [Thiết kế]
06. Hình thức kiến trúc và tổ chức không gian
Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của hình khối và thiết kế 2D và 3D, các cách ghép khối trong kiến trúc và khả năng áp dụng các nguyên tắc này trong thiết kế một công trình kiến trúc.
07. Phân tích và lập kế hoạch thiết kế 
Khả năng thu thập thông tin và ví dụ mẫu liên quan đến các vấn đề thiết kế kiến trúc và lập các nhiệm vụ thiết kế dựa vào kết quả phân tích.
08. Chuẩn bị dữ liệu thiết kế của khu đất 
Khả năng thiết lập ý tưởng thiết kế dựa vào sự hiểu biết về lịch sử và văn hoá của khu đất; phân tích và đánh giá các vấn đề của hiện trạng một cách có hệ thống và áp dụng vào đồ án.
09. Thiết kế kiến trúc và đô thị
Hiểu được nguyên lý cơ bản của thiết kế nhà ở, quy hoạch chung và thiết kế đô thị. Khả năng nhận định vấn đề của đô thị và quy hoạch tổng thể. Tận dụng những điểm tốt vào quá trình thiết kế.
10. Thiết kế tích hợp
Khả năng nhận ra các yếu tố và các thành phần khác nhau hợp thành một công trình trong tất cả các giai đoạn; kết hợp các thành phần này vào trong thiết kế công trình; lập ra một tài liệu thiết kế với các giải thích ngữ nghĩa cần thiết.
D. [Kỹ thuật/Công nghệ]
11. Nguyên lý kỹ thuật kết cấu, cấu tạo công trình
Hiểu các hệ thống khác nhau của hệ thống kết cấu, cấu tạo và ứng dụng của nó trong thiết kế.
12. Hệ thống kiểm soát môi trường
Hiểu nguyên lý cơ bản của hệ thống môi trường và đánh giá phương pháp nhiệt, chiếu sáng, âm thanh, môi trường và quản lý năng lượng.
E. [Thực hành chuyên môn]
13. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm chuyên môn
Hiểu được vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và các điều khoản hành nghề bắt buộc đối với khách hàng và xã hội.
14. Thực hiện dự án và vai trò của Kiến trúc sư 
Hiểu vai trò của kiến trúc sư như: khả năng lãnh đạo, phối hợp và cộng tác vốn được yêu cầu trong tất cả các giai đoạn thiết kế.
15. Luật và quy chế xây dựng
Hiểu được luật xây dựng cũng như các quy chuẩn về an toàn và phúc lợi công cộng, các luật tài sản, quy chuẩn xây dựng công trình, thiết kế, xây dựng và hành nghề cũng như các trách nhiệm pháp luật của kiến trúc sư.
16. Năng lực học tập suốt đời
Có năng lực tự học và khả năng học tập suốt đời một cách chuyên nghiệp.